Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/06/2005 21:31 (GMT+7)

Thái độ đối với chất xám là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của một đất nước*

Đây là vấn đề chung cho cả Liên hiệp hội Việt Nam, là động lực phát triển của tổ chức chúng ta. Nhìn trên phạm vi cả nước, tôi cho rằng Liên hiệp hội Hà Tĩnh là một trong số Liên hiệp hội tỉnh có tiềm năng phát triển khá lớn, chúng ta hy vọng rằng tiềm năng đó sẽ được phát huy.

Chặng đường 10 năm qua, chúng ta thấy đất nước nói chung và Liên hiệp hội Hà Tĩnh nói riêng có nhiều thay đổi. Nhưng chặng đường 5 năm, 10 năm tới, tình hình chung và tình hình KH&CN sẽ ra sao? Đây cũng là vấn đề mà Đảng đoàn Liên hiệp hội Việt Nam rất quan tâm và xin chia sẻ với BCH Liên hiệp hội Hà Tĩnh.

Một là KHCN có vai trò gì trong sự phát triển nhanh và bền vững hiện nay?

Khi nhìn ra thế giới ta thấy:

Năm 1950, GDP thế giới mới có 1.300 tỉ USD nhưng năm 2000 đã lên tới 30.000 tỉ USD. Nhân tố đã tạo ra sự thay đổi nhảy vọt đó là cuộc cách mạng KHKT và các thành tựu KH&CN được ứng dụng. Từ đó ta rút ra được nhận xét gì? Triển khai và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn là một chuỗi quan hệ giữa các nhà KH&CN với các nhà lãnh đạo và quản lý. Các nước phát triển nhanh được chính là đã giải quyết tốt mối quan hệ đó.

Trong thế giới hiện nay, một đặc điểm khác trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia là trình độ phát triển KHCN. Thực chất cuộc cạnh tranh hiện nay là vấn đề thu hút và sử dụng chất xám để thực hiện mục tiêu chiến lược về chính trị – xã hội. Thái độ đối với chất xám đích thực đang là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của một thể chế.

Vấn đề thứ hai chúng tôi quan tâm là tầm nhìn và đánh giá đúng thực trạng của chúng ta. Tôi suy nghĩ nhiều đến hai câu hỏi mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra trong hội thảo “Đại thắng mùa xuân 75 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”.

Câu 1: Vì đâu nhân dân Việt Nam không một tấc sắc trong tay, vùng lên bẻ gãy gông xiềng nô lệ, lại đánh thắng 2 đế quốc to?

Đại tướng cho rằng: Nếu không nhìn sâu vào lịch sử, không nhìn vào nền văn hóa dân tộc, vào truyền thống quân sự thì khó tìm câu trả lời.


Câu 2: Vậy thì vì sao một dân tộc anh hùng như vậy lại phải sống kiếp ngựa trâu hơn 100 năm dưới ách thống trị thực dân, đế quốc?


Câu hỏi này cũng có quan hệ đến thực trạng ngày nay. Tại sao một dân tộc anh hùng, thông minh đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, nhưng hiện nay đang tụt hậu thực sự? Kinh tế Việt Nam xếp thứ 142/177 nước. KHCN của Việt Nam chậm hơn trình độ trên thế giới 50 - 100 năm, chậm hơn Thái Lan 30 năm. Bằng cấp đào tạo của nước ta chưa được công nhận trên thị trường lao động thế giới.

Sự tụt hậu của đất nước không chỉ về GDP/đầu người mà còn về mặt khác:

- Tăng về số lượng nhưng hiệu quả kém (lãng phí).

- Đã nâng cao một bước mức sống cho đa số dân cư nhưng đời sống đạo đức, quan hệ con người sa sút. Trong cái sa sút đó, có không ít trí thức (59 địa chỉ thất thoát trong xây dựng).

- Đã cố gắng thực hiện mục tiên “Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nhưng khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng (đô thị - nông thôn: 13 lần), tệ quan liêu, tham nhũng phát triển.

Dẫn đến sự tụt hậu này, có trách nhiệm của những người quản lý, nhưng cũng có trách nhiệm của chúng ta - đội ngũ trí thức KH&CN.

Liên hiệp hội Hà Tĩnh phải làm gì? ở đây có vấn đề nhận thức tính chất chính trị - xã hội của Liên hiệp hội. Tính chất chính trị - xã hội theo nhiều đồng chí đề xuất là phải nâng cao trình độ lí luận song song với nâng cao trình độ chuyên môn.

Để kết luận, đối với trí thức, tôi xin chia sẻ một điều tâm niệm về phương pháp luận mà Các Mác nêu ra nhưng nhiều người cách mạng lại không chú ý, sa vào chủ quan duy ý chí.

Mác nói: Khi lịch sử đặt ra vấn đề gì thì nó cũng chuẩn bị những khả năng để giải quyết vấn đề đó.

Có 2 yêu cầu:

1. Nhận thức đúng vấn đề lịch sử đặt ra

2. Phát hiện khả năng giải quyết vấn đề

Theo phương pháp luận này chúng ta mới chủ động và đi đúng hướng.

GS.TS Trần Ngọc Hiên **

-----


* Trích phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 thành lập Liên hiệp hội Hà Tĩnh. Nhan đề do Ban Biên tập đặt.


** Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.