Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/07/2014 20:51 (GMT+7)

Thách thức trong việc duy trì hệ sinh thái biển Việt Nam

Giá trị của hệ sinh thái biển

Việt Nam có hệ thống các hệ sinh thái biển đa dạng, bao gồm 155.000 ha rừng ngập mặn, khoảng 1.300 km2 rạn san hô, gần 500 km2 đầm phá và khoảng 16.000 ha cỏ biển, nhiều khu vực bãi triều và cửa sông. Các hệ sinh thái này đã cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng cho người dân, với khoảng 20 triệu người gián tiếp chịu tác động của các dịch vụ này, 8 triệu người nghèo trực tiếp sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái.

Theo đánh giá của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng: Tổng giá trị các sản phẩm dịch vụ của hệ sinh thái rạn san hô của nước ta ước tính vào khoảng 100 triệu USD, trong đó 1 km2 rạn san hô có thể cung cấp lượng hải sản đánh bắt lên tới 10.000 USD. Tại đồng bằng sông Cửu Long, 1 km2 rừng ngập mặn có thể cung cấp lượng đánh bắt 450 kg hải sản. Mỗi năm, hệ sinh thái cỏ biển cung cấp lượng thủy sản và các dịch vụ có giá trị trên 20 triệu USD. Còn giá trị mà đầm phá mang lại ước tính lên đến trên 2.000 USD/ha.

Về các giá trị điều tiết, có thể thấy rõ chức năng bảo vệ đường bờ biển của các rạn san hô tại một số điểm ở miền Trung như Bãi Tiên và Hòn Khói của tỉnh Khánh Hòa. Rừng ngập mặn có thể làm giảm xói mòn bờ biển và bảo vệ đường bờ khỏi bão và triều cường. Mỗi m2 cỏ biển có thể tạo ra 10 lít ôxy hòa tan, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong nước, làm giảm hiệu ứng nhà kính khí hấp thụ CO2 vào nước.

Mỗi acre (tương đương 0,44ha) cỏ biển có thể tạo ra 10 tấn lá mỗi năm. Lượng sinh khối này tạo ra nguồn thức ăn, sinh cảnh và nơi sinh sản đẻ của nhiều loài động vật không xương sống, có xương sống cả ở giai đoạn con non và trưởng thành. Các loài cỏ biển cũng đóng góp vào mạng lưới thức ăn, hoặc trực tiếp thông qua các động vật ăn cỏ biển, hay gián tiếp sau khi các loài thực vật cỏ biển chết đi và trở thành thức ăn mùn bã.

Nguy cơ suy thoái

Qua nghiên cứu, khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, các hệ sinh thái biển của Việt Nam đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng trong những thập niên vừa qua. Chỉ 1% trong số 1.300 km2 rạn san hô dọc bờ biển hiện trong điều kiện tốt. Độ che phủ của san hô đã giảm 30% tại một số nơi trong giai đoạn 1993 – 2004. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng đang bị suy thoái mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 20. Lượng đánh bắt hải sản trên 1 ha tại đầm phá giảm xuống hơn một nửa trong thập niên trước. Thảm cỏ biển tại tỉnh Khánh Hòa bị thu hẹp đáng kể với tốc độ 80 ha mỗi năm.

Nguyên nhân suy thoái các hệ sinh thái biển trước hết là do nhu cầu sử dụng dịch vụ hệ sinh thái ngày một tăng, chủ yếu do áp lực dân số. Đơn cử như tổng diện tích nuôi tôm năm 2000 mới có 250.000 ha, nhưng đến năm 2003 đã lên đến 530.000 ha. Hiện Việt Nam nằm trong những quốc gia có diện tích nuôi tôm lớn nhất thế giới.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển như khai thác quá mức vùng ven bờ, đánh bắt theo lối hủy diệt, nuôi trồng thủy sản thiếu bền vững, các hoạt động công nghiệp và sử dụng đất tràn lan, cộng với biến đổi khí hậu.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn lợi ven bờ đang bị suy giảm. Do vậy, các địa phương cần tìm, lựa chọn ra một phương thức làm ăn khác cho ngư dân thay vì chỉ khai thác hải sản như hiện nay. Đó có thể là lĩnh vực du lịch hoặc các dịch vụ khác thay thế, nhằm giúp cho thế hệ tương lai của ngư dân thay đổi cách thức kiếm sống.

Một số ý kiến khác cho rằng, chính sách về quản lý tổng hợp vùng bờ nên được thúc đẩy ở cả mức độ xây dựng chính sách và thực hiện. Doanh nghiệp nào sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái, phải bù đắp lại các lợi ích cho những người sống phụ thuộc vào nguồn lợi này. Mặt khác, Chính phủ nên khuyến khích sự phát triển của các ngành ở vùng biển và ven biển.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.