Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/09/2005 14:17 (GMT+7)

Tài ngoại giao của Bác Hồ

1.Bác Hồvới Thủ tướng Ấn Độ Neru

"Trước đó tôi được cử sang Ấn Độ học tiếng Hindhi, chuẩn bị cho chuyến thăm này của Bác Hồ và vinh dự được làm phiên dịch cho Bác trong thời gian Người ở thăm Ấn Độ.

Ấn tượng sâu sắc và vinh dự to lớn đối với tôi là lần đầu tiên được đọc bài diễn văn của Bác đã dịch sẵn sang tiếng Hindhi.

Trong cuộc mít tinh có hàng vạn người dự tại Red Fort (Thành Đỏ) ở thủ đô Delhi, các bạn Ấn  Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J. Neru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác.

Khi Thủ tướng Neru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Neru nói: Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc Ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi mà...

Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, cuối cùng chẳng ai ngồi lên chiếc ghế lớn ấy.

Thủ tướng Neru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.

Trong chuyến thăm này, trong một bữa tiệc do Thủ tướng Neru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng 5 ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn.

Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người  nói với Thủ tướng Neru: Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon, chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật."

2. Những bài học của Bác

Nhân tham gia hiệu đính bản dịch tiếng Anh cuốn sách “Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh” và hơn 40 năm ở Bộ Ngoại giao (1954-1995), tôi nhớ lại những kỷ niệm và bài học Bác dạy về công tác đối ngoại.

Mùa Đông năm 1954, một số anh chị em Bộ Ngoại giao được sang Phủ Chủ tịch xem phim. Mọi người đã yên vị, Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng lặng lẽ đi vào.

Bác lên tiếng trước: “Hôm nay, các cô chú sẽ nghe Thủ tướng nói chuyện, sau đó sẽ cùng xem phim. Nhưng Bác phê bình, ở đây có cả các cô chú bên Ngoại giao, thế mà thấy Thủ tướng và Bác vào không ai đứng dậy”. Chúng tôi bật đứng lên nhận lỗi và nhớ mãi bài học đầu tiên này.

Bác cũng kịp thời uốn nắn tác phong đối ngoại của cán bộ. Khi qua Bắc Kinh trong thời gian Trung Quốc có khó khăn về kinh tế nhưng bữa ăn vẫn rất nhiều món, một cán bộ Việt Nam đi theo thích thú gắp ăn thử tất cả các món. Bác nhắc nhở: Chú thích nhất món nào thì ăn món đó, để lại các món khác, tiết kiệm cho bạn.

Bác căn dặn cán bộ Đại sứ quán phải quan hệ tốt với bạn bè. Mỗi lần đến Sứ quán, Bác đều gọi 2 người con gái của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn (với bà vợ Trung Quốc) ra gặp và thăm hỏi. Sự ưu ái của Bác làm ấm lại tình cảm gia đình và quan hệ hai nước.

Bác có biệt tài tiếp khách và gây ấn tượng sâu sắc với khách quốc tế, đồng thời cũng rất cảnh giác. Một lần tiếp đoàn thể thao nước ngoài, khi giới thiệu tới Phó Đoàn, Bác nói ngay: Tôi biết ông này. Phó Đoàn (sĩ quan tình báo) sau đó thú nhận, khi Bác sang thăm nước ông ta, ông đóng vai sĩ quan cận vệ, không ngờ sang Việt Nam mặc thường phục Bác vẫn nhận ra.

Ông Nguyễn Dy Niên trong Đoàn đàm phán Paris
Ông Nguyễn Dy Niên trong Đoàn đàm phán Paris
Ngày nay ta nêu cao và thực hiện rất hiệu quả chính sách ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước. Thực tế đường lối đối ngoạinày đã được Bác khởi xướng và đặt nền móng ngay từ khi Người bắt đầu hoạt động cách mạng.

Sau khi đi đến hầu hết các châu lục và sào huyệt của chủ nghĩa thực dân để tìm hiểu tình hình, Người đã giương cao ngọn cờ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đòi quyền lợi tại Hội Quốc Liên (sau Thế chiến 1), tại Hiến chương Đại Tây Dương và sau này là Liên Hợp Quốc (sau Thế chiến 2), cộng tác chặt chẽ với đồng minh chống Nhật.

Người đã chủ động giúp đỡ và cộng tác với các sĩ quan tình báo của Mỹ, bố trí 2 sĩ quan Mỹ cùng ở sát bên mình trong an toàn khu để theo dõi tình hình thế giới và liên lạc với đồng minh. Việc đó đã chinh phục tình cảm của Trung úy Patti và cộng sự cho mãi đến sau này.

Bác luôn trân trọng tình hữu nghị với các nước anh em và bạn bè. Mặc dù có những thay đổi trong đường lối và tập hợp lực lượng trên thế giới, nhưng mối thiện cảm với Bác và dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển.

Bà Đại sứ Thụy điển Marie Sjolander, trước khi hết nhiệm kỳ về nước mời tôi ăn trưa và thích thú tổng kết: Khi từ Ấn Độ sang, bà hình dung Việt Nam có nhiều khó khăn, nhưng thật bất ngờ, tuy Thụy Điển là nước có quan hệ quốc tế rất tốt, nhưng trong ngoại giao đoàn Hà Nội người ta thường nói với nhau: Vietnam is every one’s darling (Việt Nam là người yêu của tất cả mọi người). Thật là kỳ diệu, vừa ra khỏi tình trạng bao vây cấm vận và mới tuyên bố sẵn sàng là bạn mà đã nhanh chóng là “darling” của mọi nước.

                  Nguồn: Tiền Phong Chủ nhật, 28/8/2005

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.