Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 25/10/2011 22:12 (GMT+7)

Tài liệu sử học về Người lính thuộc địa Nam kỳ

Trong các lĩnh vực văn chương, âm nhạc, đã có rất nhiều ý kiến nói về nhiều thế hệ bà mẹ tiễn nhiều lượt con lên đường đi làm người lính. Nỗi đau của người dân trong cái thế đối mặt trường kỳ với chiến tranh như vậy, xuyên thời gian, đã thành đặc thù thân phận của dân tộc.

Hồi nhỏ, từng nghe một bà mẹ quê chép miệng than: cái đất nước này thời nào cũng có người đi lính. Cho nên, một công trình sử học nghiên cứu rõ ngọn ngành về người lính vẫn là đề tài gần gũi không chỉ với giới học giả mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

Người lính thuộc địa Nam kỳ, với khuôn khổ khởi đi từ bản thảo luận án tiến sĩ sử học thuộc Trường đại học Văn khoa Sài Gòn hồi 1975, Tạ Chí Đại Trường khai thác được nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, đã làm rõ được bối cảnh xã hội và thân phận người lính bản xứ từ thời đầu thuộc Pháp đến khoảng giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đây quả là một lĩnh vực phức tạp với những nguồn tài liệu khó xử lý và rất nhiều chi tiết lịch sử cần có một thái độ vừa nghiêm túc khoa học vừa am tường lịch sử nhân học bản địa mới lý giải được. Người đọc cũng cần có độ tập trung nhất định mới tiếp nhận, phân biệt được các khái niệm lính tập, mã tà cùng với lịch sử ra đời của các đội quân bản xứ.

Đặc biệt, mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính bản địa (chủ yếu là làng) cùng với quá trình phát triển các kế hoạch của Pháp khai thác thuộc địa được thể hiện trong tập sách này là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu.

Đọc Người lính thuộc địa Nam kỳ mới thấy sự gắn kết tưởng chừng như “không đâu” lại hết sức mật thiết giữa bộ máy thiết chế làng xã và quá trình vận động cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương, thông qua cầu nối sống động là những người lính bản xứ.

Không những cung cấp chi tiết số liệu bảng biểu, các con số định lượng về người lính, tác giả còn khéo léo phân tích những diễn biến tâm lý, các tác động khách quan giữa một thực thể là đội quân bản xứ với hoàn cảnh sống của người dân Nam kỳ trong hành trình phát triển.

Đó cũng là đóng góp đáng kể của nhà nghiên cứu sử: vừa cung cấp sử liệu, vừa gợi mở những hướng tiếp cận có trách nhiệm cá nhân, rất cần cho học giới các thế hệ tiếp sau.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.