Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 27/11/2008 16:01 (GMT+7)

Tạc hình Bác Hồ trong hang đá Trường Sơn

Cái kho đó là một hang đá. Hang đá vừa làm kho vừa là nơi ở của tôi dần dần trở nên chật chội bởi nhiều gia đình bà con Vân Kiều dọn đến. Bản làng đã thành tro bụi. Ðàn ông phần lớn chỉ còn mảnh khố. Phụ nữ ngực trần, chiếc váy quanh người thủng lỗ chỗ không còn vá nổi. Cây ngô cây sắn trên rẫy làm sao sống được trước bom đạn cày đi xới lại từng giờ. Tôi cũng như họ, hằng ngày lần xuống thung sâu, nơi có dải rừng chuối mọc nép mình giữa hai triền đá, tìm quả chuối non, tìm hoa chuối và cuối cùng là thân cây chuối cũng được chặt về, thái nhỏ luộc vắt cho hết nước chát, ăn thay cơm gạo. Cứ thế, ngày này sang ngày khác, tôi sống cùng người Vân Kiều trong hang đá ấy, tựa như cuộc sống của một bộ lạc thời tiền sử. Tôi dạy họ đọc chữ của người Kinh và họ dạy tôi lời ăn tiếng nói Vân Kiều, thứ ngôn ngữ lúc nào cũng trong vắt và líu ríu như chim…

Có những đêm Trường Sơn bỗng dưng vắng lặng đến ghê người. Khi ai nấy đã tản vào các vách hang ngủ thiếp, tôi mò ra cửa hang nhìn lên vầng trăng nhòa trong sương lạnh. Ðôi chim Từ Quy vẫn gọi nhau, đêm ấy không còn nghe tiếng nữa, hẳn đã vùi xác theo trận bom chiều nơi vạt rừng bằng lăng trước mặt. Cả những ầm ì thảng thốt từ con đường vận tải bên kia dãy núi cũng không còn vọng đến. Nỗi nhớ nhà, nhớ đơn vị lại cồn lên day dứt với câu hỏi: "Hay đơn vị đã bỏ quên mình?". Nhiều lúc tôi muốn ra đi - tìm về đơn vị lúc này là tìm đường về miền Bắc, về hậu phương, trong khi nhiệm vụ phải ở đây giữ kho vật liệu, cho dù những thứ còn lại trong kho cũng chẳng nhiều nhặn, giá trị gì. Nhưng rồi, tôi vẫn không thể bỏ cái hang đá có kho vật liệu này mà đi…

Tôi cứ nghĩ như thế trong nhiều đêm không ngủ. Tôi nhẩm tính thời gian biết năm mới bắt đầu. Chiếc đài bán dẫn O-riông-tông của đơn vị giao cho, từ lâu hết pin, treo lủng lẳng trên nhũ đá bỗng làm tôi chú ý. Tôi thử bấm nút, tiếng ò ò phát ra rất nhỏ, áp tai nghe vẫn có thể nhận biết tiếng người. Tôi chợt nhớ có lần ở quê, thời đi học, thầy giáo vật lý có làm một thí nghiệm phục hồi pin bằng cách chọc thủng vài lỗ trên thân pin và cho muối ăn vào đó. Tôi vội tháo những chiếc pin còn cứng trong hộp đài, tìm gói muối ăn quý giá dù chỉ còn vài dúm nhỏ….

Như một phép lạ, chiếc radio của tôi bật nói, trong những âm thanh yếu ớt, tôi vẫn kịp nhận ra lúc này đang là buổi phát thanh quân đội, bản tin nói về Ðại hội thi đua quyết thắng và lá thư của Bác Hồ thân ái gửi khen bộ đội thông tin liên lạc. Tôi lắng nghe từng lời thư của Bác qua giọng đọc chậm rãi của người phát thanh viên trong đêm Trường Sơn mà quá đỗi bồi hồi. Bản tin đã hết, những chương trình của Ðài Tiếng nói Việt Nam cũng đã hết và âm thanh cũng nhỏ dần cho đến khi lịm hẳn, tôi vẫn ngồi áp tai vào chiếc đài bán dẫn như thế, không biết quanh mình, nhiều bà con Vân Kiều đang lẳng lặng chờ tôi nói một điều gì đó. Bằng vốn tiếng ít ỏi vừa học được, tôi nói với bà con về việc "Bác Hồ gửi thư khen bộ đội Thông tin", và suốt những ngày sau, cả hang đá cứ rì rầm truyền nhau câu nói: "Bác Hồ, Bác Hồ khen bộ đội".

Trong nỗi nhớ mong đơn vị, trong niềm xúc động dâng trào trước lời thư Bác gửi: "Ðã có cố gắng, cần luôn luôn cố gắng hơn nữa", tôi cứ nghĩ như đang được Người khen mà nghẹn ngào vui sướng. Vụt nảy trong đầu ý nghĩ: tôi sẽ tạc hình Bác Hồ vào vách đá ở đây, để hằng ngày tôi được ngắm, để những người con Vân Kiều trung thành với cách mạng kia cũng hằng ngày được ngắm. Tìm trong kho vật liệu, tôi lôi ra một chiếc búa gãy cán, mấy chiếc trụ sứ cong, chân vạt nhọn để đóng thẳng vào thân cây rừng, theo sáng kiến của một cán bộ Trung đoàn, bây giờ được tôi đánh thẳng lại và dùng làm đục. Những chàng trai Vân Kiều đã giúp tôi dọn sạch một khoảng vách đá tương đối bằng phẳng, bạt bớt những chỗ đá ghồ ghề, tôi vẽ theo trí nhớ hình Bác Hồ với khuôn mặt nhìn nghiêng, được in trong tờ giấy bạc 10 đồng miền Bắc, thời ấy ta vẫn quen gọi là tờ “Cụ nghiêng”. Ðó là hình Bác Hồ rõ nhất và dễ cho tôi thể hiện. Tôi đục theo nét phác đơn giản, tạo thành những rãnh chìm trên đá. Ngày tiếp ngày, hình Bác Hồ hiện dần lên trước sự ngưỡng vọng của bà con Vân Kiều. Họ kinh ngạc và thán phục, họ dành cho tôi sự chăm sóc đặc biệt với những quả chuối hiếm hoi còn lại. Họ giúp tôi khiêng đá buộc cây làm giá đứng. Họ tìm lá rịt xoa vết phồng rộp trên hai bàn tay tôi. Ðêm đến, họ ngủ quanh chỗ tôi làm việc. Còn tôi, mỗi khi nhớ về Bác, mỗi khi nhìn vào bao ánh mắt của những người dân tộc tự nguyện lấy họ Hồ làm họ của mình, đang nhìn theo từng vết đục, tôi cảm thấy mình khỏe thêm, dù đôi tay nhiều lúc tưởng chừng không nâng lên được nữa.

Tôi không nhớ việc mình làm đã được bao ngày, chỉ biết rằng những nhát đục khắc hình Bác lên vách đá đã hằn vào sâu lắm. Tôi đục nốt những dòng chữ nhỏ ở dưới ghi ngày 28 tháng 1 năm 1969. Tôi không muốn ghi ngày tháng hoàn thành như việc thường làm của các nghệ sĩ. Tôi muốn lưu lại cái ngày đáng nhớ được Bác gửi thư khen bộ đội thông tin vào vách đá, cái ngày đầy xúc động để tôi làm nên một việc cực kỳ có ý nghĩa đối với tôi nơi bom lửa chiến trường.

Tôi rời giàn giáo trong vòng tay đồng đội. Thì ra, xe đơn vị đã đến và còn mang quà Tết cho tôi. Họ đứng từ lâu, lặng lẽ nhìn người đồng chí của mình mặt mũi, tóc tai, áo quần vương đầy bụi đá. Họ ngắm hình Bác Hồ qua hai bàn tay phồng rộp và quấn đầy giẻ của tôi, lặng thầm nuốt những dòng nước mắt. Quà Tết được mở ra, chung vui với bà con Vân Kiều. Hang đá hôm đó thật sự là ngày hội. Mọi người tập trung dưới hình Bác, nhảy múa, hát cười và khóc. Ngoài kia, dưới chân núi đá, đạn bom vẫn trùm lên những cánh rừng tơi tả. Còn ở đây, chúng tôi như tỉnh, như mê trong hạnh phúc dạt dào.

40 năm qua kể từ ngày ấy. Con đường mòn xuyên Trường Sơn đã thành đại lộ Hồ Chí Minh. Tôi chưa có dịp trở lại vùng miền tây Thừa Thiên để tìm về hang đá có hình Bác Hồ của tôi và của bao nhiêu người dân Vân Kiều lầm lụi. Tôi đã trở thành hoạ sĩ, đã vẽ bao nhiêu chân dung Bác Hồ suốt dọc đời mình, nhưng có lẽ, chân dung Bác mà tôi đã khắc vào vách đá Trường Sơn năm xưa vẫn là tác phẩm có ý nghĩa nhất. Bởi chính từ những ngày đạn bom sinh tử ấy, tôi hiểu thêm về sức mạnh của nghệ thuật và vai trò của người nghệ sĩ trước tất thảy những biến thiên thời cuộc. Có thể cái hang kia không còn nữa, nhưng tôi tin hình ảnh lãnh tụ với những gì thiêng liêng về Tổ quốc, vẫn cứ hằn in và lấp lánh mãi trong lòng các thế hệ hôm nay.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.