Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 21:23 (GMT+7)

Tác động của kinh tế tri thức và sự phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam

Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ trí thức là ai, những chính sách của Nhà nước có tạo ra cho họ sự tiếp cận với kinh tế tri thức hay không, và do đó, tác động của kinh tế tri thức như là một xu thếtoàn cầu có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đội ngũ này.

Phải thừa nhận rằng, trong thế giới hiện đại - thế giới đang từng bước đi vào kinh tế tri thức - nhịp độ tích cực sáng tạo ra những tri thức mới cũng như sự lỗi thời nhanh chóng của tri thức diễn ramạnh mẽ chưa từng thấy. Trong nhịp độ chung ấy, khái niệm trí thức trong tư duy của chúng ta cũng trở nên quá lỗi thời, nhiều chỗ, nó đóng băng lại khiến cho trong nền sản xuất của đầu thế kỷ 21 màchúng ta tham gia vào, bóng dáng người trí thức trong thời đại tư bản chủ nghĩa vẫn được chỗ này hay chỗ khác đính nó vào với chính người trí thức do chúng ta đào tạo ra trong điều kiện mới, tronghoàn cảnh mới. Thoạt nghe thì tưởng là một nghịch lý, nhưng thực tế quả là như vậy.

Karl Marx đã có một dự đoán thiên tài về một thời điểm nào đó trong lịch sử phát triển của nhân loại, khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Diễn giải tư tưởng này của Marx hoàn toànkhông đơn giản, nhưng thực tế sản xuất cho thấy, điều khác biệt trong sản xuất khi khoa học đã trở nên một lực lượng trực tiếp, chu kỳ tiếp thị và thiết kế, tạo ý tưởng và phát minh, thi công và làmra sản phẩm mới được co lại đến nỗi mà, chỉ ba bốn thập kỷ trôi qua, nếu như lúc đầu một chu kỳ sản phẩm được phép kéo dài tới 40 năm thì ngày nay có chu kỳ sản phẩm chỉ là 40 tuần.

Sự sống còn của không ít doanh nghiệp, và rồi của chung các doanh nghiệp sẽ là ở chỗ, các sản phẩm của họ phải chiếm lĩnh thị trường trước khi sự cạnh tranh có thể sao chép được chúng. Trong các xínghiệp, các xưởng sản xuất lúc này xuất hiện một con người, thật ra cũng không mới mẻ gì, mà chỉ là con người thay đổi những cách tác nghiệp: ngày trước, họ ngồi ở phòng thí nghiệm, họ đưa ra ýtưởng, họ tạo mẫu..., còn quá trình sản xuất có đưa sản phẩm của họ vào kế hoạch không có thể còn một thời gian dài. Ngày nay, con người đó cùng với những lao động khác phải sống bằng những thay đổihết sức nhanh chóng của sản phẩm, do vậy họ trở thành người lao động trực tiếp. Chỉ có điều là, những lao động khác không có vốn tri thức như họ thì không thể thay thế họ được. Người đó, ngày trướcgọi là những trí thức, sống biệt lập với giới thợ thuyền cho dù giới này thi công những gì họ thiết kế. Còn trong kinh tế tri thức, nên hiểu trí thức hiện đại là những lao động trực tiếp. Điều hiểubiết này có áp dụng cho giới khoa học xã hội và nhân văn không? Đó là đương nhiên. Hàng chục năm qua, có tới cả nghìn cán bộ khoa học xã hội và nhân văn sống bằng các đề tài, các dự án, các chươngtrình, mà thực chất là sống bằng những hợp đồng. Sản phẩm của họ không mang lại cái mới cho xã hội, dù có thể là cái mới trong khái niệm, cho sự định hướng cho một chính sách cụ thể thì hợp đồng sẽbị xoá bỏ. Xã hội rồi sẽ nghiêm khắc hơn trong việc xem xét sản phẩm của bất cứ công nghệ nào, từ công nghệ sinh học, công nghệ tế bào, công nghệ vật liệu mới... cho đến công nghệ giáo dục, công nghệxử lý các quá trình quản lý xã hội... đều phải được nghiệm thu, được đánh giá. Lúc đó, chẳng có nhà trí thức nào sống bằng các ý tưởng bay bổng trên cuộc sống thực của xã hội. Trí thức là những ngườilao động trực tiếp bằng trí tuệ của họ. Không nên coi họ là công nhân, nhưng cũng không nên coi họ là giai tầng đứng ngoài sản xuất. Đến một trình độ phát triển nào đó, công nhân phải được trí thứchoá (như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói từ giữa thế kỷ trước), và tự công nhân sẽ trở thành những lao động trí thức (Knowledge Workers). Vậy là, từ thành phần xã hội đã có lúc tưởng họ quá xa nhau thìnay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại lại tạo ra cho họ một viễn cảnh phát triển chung: trở thành những lao động trí thức trên các mặt trận sản xuất.

Nếu nói kinh tế tri thức sẽ tác động vào đội ngũ trí thức ra sao thì trước hết, nó sẽ loại trừ những trí thức không đáp ứng với một nền kinh tế mà trong đó công nghệ mới sẽ tiếp tục làm thay đổiphương thức sống và làm việc của những người vốn từ trước tới nay được coi là lao động trí óc. Đổi mới không là hoạt động chủ đạo của mình thì lao động trí óc sớm muộn sẽ bị đào thải khỏi việc làm.Do vậy, với trí thức, không gian học tập hình như mở rộng rất nhanh trên cơ sở phân công lao động và sự phân định phạm vi học tập của con người trong phòng thiết kế cũng như trong xưởng máy. Do vậy,việc tìm kiếm các cơ hội học hành cũng bức xúc như trước đây người ta tìm kiếm chỗ làm việc, và nhiều khi, không có thời gian học hành thì không thể giữ được việc làm hoặc không tìm được việclàm.

Ở Việt Nam, tình hình này có thực hay không? Riêng cá nhân mình, tôi thấy đó là một thực tế. Giả sử, sáng mai sau khi thức dậy, chúng ta được đọc một thông báo rằng, bắt đầu từ nay, ai cũng phải kýhợp đồng với nhà nước chứ không làm việc theo biên chế cố định như bây giờ thì điều gì xảy ra. Tôi chắc rằng, có vô khối người vốn tự xưng là trí thức nhưng nhà nước sẽ không ký hợp đồng làm việc vớihọ nữa, mà lý do chủ yếu là họ chỉ đại diện cho một lô kiến thức cũ kỹ, lỗi thời, quen thói ngồi chơi xơi nước ở cơ quan.

Vậy thì, kinh tế tri thức có tác động, nhưng nếu chỗ nào đó tác động không có hiệu quả thì nên tìm nguyên nhân ở cơ chế, ở chính sách chứ cuộc sống thực thì mong muốn trí thức chúng ta thực sự đi đầutrong đổi mới và thực sự là người lao động sản xuất trực tiếp theo đúng nghĩa của kinh tế tri thức.

Việc sản sinh ra tri thức khoa học là chức năng của trí thức. Cho dù hệ thống sản sinh tri thức ngày càng được phân bổ rộng rãi ở nhiều chốn, nhiều nơi, nhiều lĩnh vực lao động và nhiều người khácnhau, song phải khẳng định rằng, cơ sở để sản sinh ra trí thức là công việc nghiên cứu khoa học. Nói như vậy cũng tức là khẳng định rằng, công nhân và nông dân không lấy chức năng này làm chính. Nếutrong sản xuất, công nhân và nông dân tham gia vào quá trình nghiên cứu nào đấy thì không có nghĩa là họ trở thành nhà khoa học, mà họ sẽ chủ yếu ứng dụng tri thức mới vào sản xuất, vào cải tiến côngcụ và đổi mới phương pháp làm việc. Chúng ta yêu cầu các nhà trí thức có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức quần chúng tiến quân mạnh mẽ vào khoa học và công nghệ chứ chúng ta không yêu cầu công, nông trởthành nhà khoa học, lấy nghiên cứu làm nhiệm vụ chính của mình.

Ở những quốc gia có điều kiện hơn, trong quá trình đi vào kinh tế tri thức, ta thường bắt gặp xu thế gia tăng vốn vô hình, trong đó có 2 phần quan trọng: a)giáo dục -đào tạo, nghiên cứu - phát triển,thông tin và điều phối... nhằm tăng năng lực sản sinh và chuyển giao tri thức; b)chi phí cho sức khoẻ để nâng cao năng lực thể chất với tư cách là một phần quan trọng của vốn con người (hay tư bảnngười). Nhiều công trình của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) cho thấy có không ít nước đã có mức đầu tư ổn định và khá cao cho nghiên cứu - phát triển, giáo dục và đào tạo. Chính vì vậymà họ đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh và bền. Nói tóm lại, coi trọng khoa học và công nghệ và từ đó suy ra rằng, coi trọng việc đầu tư cho đội ngũ trí thức, là thái độ của một nền kinh tế hiệnđại. Thực ra, ông cha ta cũng nhận thức được điều này từ lâu, chẳng hạn, Lê Quý Đôn cũng đã từng nói rằng "Phi trí bất hưng" hàng mấy trăm năm rồi.

Ở Mỹ, có một công trình nghiên cứu đưa ra kết quả khá thú vị: người ta tính lượng GDP được tạo ra do những người lao động có trình độ giáo dục tương ứng với số năm đi học là 10,5; 12,5 và 14 năm. Kếtquả cho thấy nhóm thứ 3 đã tạo ra hơn 50% GDP. ở Nga, cũng có một công trình tương tự; những người có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 25% tổng số người làm việc, nhưng lại tạo ra 56% GDP.

Những số liệu trên đây cho chúng ta thấy rõ một vấn đề: vốn con người trong xã hội cần được tăng lên, song phải rất quan tâm đến việc tạo ra đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ cao, bởi đó là lựclượng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất trong tổng thu nhập quốc nội. Đội ngũ lao động trí tuệ ấy chính là những trí thức mà các trường đại học là nơi đã đào tạo ra họ. Vấn đề bây giờ là, xem xét khảnăng của hệ thống đại học do chúng ta xây dựng ra sao.

Có một điều cần phải thừa nhận rằng, một ngành nào đó muốn sáng tạo tri thức thật nhanh chóng thì trong ngành đó, giữa khoa học và công nghệ có sự tương tác chặt chẽ và mạnh mẽ. Giữa ý tưởng với ứngdụng phải có thực nghiệm để kiểm soát những tiến bộ công nghệ từ đó dẫn đến những cải tiến thiết bị khoa học, các phương pháp thực nghiệm được hoàn thiện hơn. Do đó, giữa khoa học và công nghệ có mốiquan hệ rất khăng khít.

Một trong những vấn đề đi vào kinh tế tri thức là đầu tư cho nghiên cứu-phát triển. Nếu xem xét tỉ trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển từ GDP tính theo phần trăm thì Việt Nam không thua hoặc cònhơn một số nước hoặc lãnh thổ, ví dụ tỉ trọng ấy ở Việt Nam là 0,23; trong khi đó, ở Hồng Kông là 0,253; Malaysia là 0,1999; song về con số tuyệt đối thì GDP của họ lớn hơn nhiều so với ta nên nguồnđầu tư cho nghiên cứu phát triển cũng lớn hơn nhiều. Ví dụ, năm 1999, GDP của Hồng Kông là: 158,6 tỷ USD, Malaysia là 78,9 tỷ USD, còn Việt Nam chỉ là 30 tỷ. Tính ra, ngân sách của họ đầu tư vàonghiên cứu phát triển lớn hơn chúng ta là điều chắc chắn. Song, nếu so với những nước phát triển thì có thể nói còn rất lâu chúng ta mới bằng họ (GDP của Mỹ năm 1999 là 9248,5 tỷ USD; tỷ trọng đầu tưphát triển/GDP của họ là 2,679%. Con số tương ứng ở Nhật Bản là 4.367, 7 tỷ USD và 2,913%; Đức là: 2.091 tỷ USD và 2,313% v.v..).

Trong khi kinh tế tri thức chưa tác động đến đội ngũ trí thức chúng ta nhiều lắm thì thị trường sơ khai trong xã hội ta lại có những tác động tiêu cực đến công tác đào tạo và từ đó làm cho một bộphận trí thức của chúng ta kém về chất lượng chuyên môn và đạo đức. Nạn học giả - chứng chỉ thật là điều nhức nhối hiện nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm ra một số lớp học tại chức tại 12tỉnh, thành (Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Thái Nguyên), trong 4.514 văn bằng được kiểm tra đã phát hiện 422 vănbằng bất hợp pháp (chiếm tỉ lệ 9,3% số trường hợp được kiểm tra). Tỉ lệ ấy thật đáng để suy nghĩ. Đến hết năm 2002, đã có 1.067.049 văn bằng, chứng chỉ được kiểm tra và phát hiện 5.742 lượt người sửdụng văn bằng bất hợp pháp.

Ở nước ta, muốn đi vào kinh tế tri thức, trước hết phải chuẩn bị đội ngũ trí thức được đào tạo thật bài bản. Hình như hệ thống giáo dục của chúng ta chưa nghĩ đến điều này và cứ đào tạo trí thức theoý chủ quan của mình, không quan tâm đến xu thế phát triển kinh tế tri thức. Tôi nói điều này khi liên hệ tới những nhận xét được đưa ra trong bản tin: "Kinh tế tri thức và xã hội tri thức" số11/2002. Trong bản tin này, người ta cho rằng, nền kinh tế tri thức xuất hiện khi có một tập hợp người cùng tạo ra các tri thức mới một cách mạnh mẽ bằng công nghệ thông tin. Tập hợp người đó đượcgọi là cộng đồng tri thức với 3 hợp phần:

- Sản sinh và tái tạo tri thức;

- Tạo ra không gian, trao đổi và giao lưu trí thức;

- Vận dụng công nghệ thông tin để điều hòa và chuyển giao tri thức mới.

Có một nhận xét đáng chú ý: Cộng đồng thầy thuốc đã bắt đầu chuyển sang kinh tế tri thức; trong cộng đồng này, các thành viên thông báo và sử dụng các tri thức mới, tận dụng rộng rãi các cơ sở dữliệu điện tử do từng người truy cập ngay từ nơi làm việc của mình, từng người tìm tòi và nuôi dưỡng nguồn tri thức chung.

Trong khi đó, cộng đồng nhà giáo vẫn đứng ngoài kinh tế tri thức. Những tìm kiếm các giải pháp mới cho các vấn đề sư phạm tuy sôi động nhưng lại không được phổ biến giữa các thành viên. Xem ra,trường học thích ứng chậm với những yêu cầu của kinh tế tri thức và do vậy, vấn đề đào tạo có thể bảo thủ trước sự chuyển đổi kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Vì thế, một cuộc cách mạng về chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo là rất cần thiết, nếu không thì khó có thể đào tạo đón đầu kinh tế tri thức trong một số năm tới.

Xem Thêm

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh thành. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động Tư vấn, phản biện phản khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.