Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 29/11/2005 14:48 (GMT+7)

Sự minh bạch sẽ tạo ra hiệu quả bền vững

Để nói về cơ chế tài chính của Hội một cách khách quan và tương đối đầy đủ, trước hết xin được đề cập qua một số vấn đề cơ bản về khái niệm Hội theo quan điểm cá nhân của tôi. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà luật về Hội đang được soạn thảo, việc thống nhất khái niệm này sẽ là cơ sở để cho ra đời các chính sách tiến bộ và phù hợp đối với Hội, trong đó có chính sách tài chính.


Trước hết Hội là một lực lượng nằm trong mối tương quan giữa Nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức Hội. Mỗi lực lượng trong mối tương quan này đều có vai trò, có sức mạnh riêng. Với các tổ chức Hội, đây là một bộ phận của xã hội dân sự, một hình thức đang tồn tại như một sự tất yếu hiện nay.


Để hình thành nên một tổ chức Hội, điều đầu tiên là những người sáng lập phải có cùng một niềm đam mê nào đó, những mục tiêu, tôn chỉ cũng phải thống nhất và gắn bó. Tiếp sau đó, chính bản thân mỗi Hội đều phải mang trong lòng nó những đặc trưng riêng. Có thể thấy rõ điều này thông qua những biểu hiện như sau: Thứ nhất là phải có tính chuyên môn cao. Đây chính là cơ sở để các Hội có thể đảm bảo thực hiện tốt những hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghề nghiệp. Thứ hai là phải có một nguồn lực ra đời đảm bảo có thể tự chủ được: Tự khẳng định mình, tự chịu trách nhiệm và tự chủ về tài chính. Trong suốt quá trình tồn tại của Hội, tính tự chủ này phải là một sự gắn bó, xuyên suốt và trở thành một trong những đặc trưng cơ bản của Hội. Và thứ ba là từ khả năng tự chủ này, Hội sẽ đảm bảo được tính độc lập cao. Có chuyên môn cao, có khả năng tự chủ về tài chính và giữ được tính độc lập, khi đó Hội mới đảm bảo giữ được vai trò là một lực lượng đối trọng với một lực lượng nào đó trong xã hội, và khi đó tiếng nói của Hội mới trở nên có giá trị với lực lượng đó. Đây cũng là yếu tố để các Hội có thể làm tốt các chức năng chuyên môn của mình. Trong tất cả mọi mặt chính trị, xã hội, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, công nghệ…đều phải đạt được điều đó. Không thể tồn tại chuyện người phản biện (một trong những chức năng chuyên môn của Hội), mà lại chỉ có những ý kiến giống như người thiết kế, không có tiếng nói độc lập của mình được.


Giá trị của Hội nằm ở tính độc lập như vậy, nên sự phụ thuộc về tài chính, hay sự yếu kém về chuyên môn đều không thể chấp nhận.


Để có thể đảm bảo được vấn đề tự chủ về tài chính, trong khi những hoạt động của Hội đều không nhằm mục tiêu là lợi nhuận, chính là điểm khác nhau mang tính bản chất giữa tổ chức Hội với các doanh nghiệp. Đây sẽ là yếu tố xuyên suốt khi đặt ra những vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính đối với Hội.


Trong điều kiện xã hội Việt Nam , một trong những khó khăn lớn nhất đối với các Hội khi ra đời chính là vấn đề tự chủ về tài chính. Ở các nước khác, khi một trí thức bắt đầu đến tuổi nghỉ ngơi, trong khi sức khoẻ và niềm đam mê vẫn còn dồi dào, họ hoàn toàn có khả năng đứng ra lập nên một tổ chức Hội để hoạt động mà không phải lo lắng đến vấn đề tài chính, bởi nguồn lực của họ thực sự có thể thực hiện được điều đó. Còn ở Việt Nam , với chế độ lương hưu như hiện nay, hầu như chưa có trường hợp nào như vậy, mặc dù yếu tố vững vàng về chuyên môn có thể đảm bảo được. Nói một cách không ngoa, dù đó là các đại trí thức, các bậc nhân sỹ thực sự. Khó khăn về tài chính để các Hội vận hành, đầu tiên là tồn tại, và sau đó là phát triển, luôn là một đặc điểm của hầu hết các hội ở nước ta từ lâu nay.


Bên cạnh những khó khăn về tài chính như vậy, vấn đề cơ chế chính sách, đối với các Hội ở ta cũng là điều lưu tâm. Từ khi có khái niệm Hội cho đến nay, hành lang pháp lý cho các tổ chức Hội hoạt động còn sơ sài, ít ỏi, thậm chí còn trống. Năm 1957 có Sắc lệnh 02, nhưng nội dung cũng mới chỉ nói đến quyền lập ra Hội, chứ chưa hề có cơ chế, chính sách tài chính nào cho các tổ chức này. Một vài năm sau có thêm một Nghị định về việc công khai tài chính của các quỹ từ thiện, và cũng chỉ dừng lại ở đó…


Thông tư 32 do Bộ Tài chính ban hành năm 2005 này là văn bản pháp luật mới nhất hướng dẫn một số vấn đề về tài chính cho Hội hoạt động. Để nói về Thông tư này, xin được trở lại một số yếu tố liên quan đến các nguồn ngân sách của Hội từ trước đến nay…


Một cách tổng thể, có thể thấy Hội về cơ bản có 3 nguồn thu:


1. Nguồn do tự tìm kiếm, khai thác (Thu hút, kêu gọi, thu hội phí…)


2. Nguồn được nhà nước cấp (Ngân sách): Bao gồm 2 loại: Thứ nhất là được bao cấp. Đây là trường hợp Hội được coi là tồn tại tất yếu, nằm trong guồng máy của Nhà nước, nguồn ngân sách này chủ yếu là để duy trì hoạt động thường xuyên; và thứ hai là Nhà nước trả tiền cho các Hội thông qua các hợp đồng nghiên cứu, giám định, phản biện… mà Hội ký với Nhà nước. Trong trường hợp này bắt đầu xuất hiện tính doanh nghiệp trong hoạt động của Hội.


3. Nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Trước đây nguồn thu này vẫn được coi là ngân sách từ phía Nhà nước…


Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các nguồn thu từ phía Nhà nước cấp cho các Hội, đặc biệt là nguồn kinh phí bao cấp hầu như không còn nữa, một Hội muốn phát triển được, dường như chỉ có 2 khả năng: Khả năng thứ nhất là phải có đủ năng lực để ký được hợp đồng với Nhà nước hoặc các cơ quan của Nhà nước để khai thác nguồn thu từ ngân sách; và khả năng thứ hai là phải có năng lực để thu hút được nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Nguyên nhân có tính khách quan của sự thay đổi này là do sự phát triển tất yếu của toàn xã hôị…


Nước ta chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường mới chỉ được một khoảng thời gian như một nháy mắt so với cả tiến trình lịch sử. Tuy vậy sức sống của xã hội Việt Nam từ sau năm 1990 đến nay, so với một khoảng thời gian dài trước đó, là cả một sự thay đổi căn bản về bản chất, mà cơ sở là sự thay đổi cơ chế. Trong sự phát triển của xã hội thì cơ chế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó có thể tạo ra những bước nhảy vọt, có thể thay đổi hẳn bản chất, đẳng cấp của xã hội. Người tạo ra cơ chế có thể là cả một tập thể, (Quốc hội, các Ban soạn thảo…) đối với những văn bản lớn, có quy mô rộng rãi. Còn với những văn bản nhỏ hơn, ví dụ như thông tư, thì nhiều khi chỉ 1 người soạn trước, sau đó mới đưa ra lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan rồi sau đó thông qua. Thế nhưng dù là nhiều hay ít người tham gia thì tôi vẫn nghĩ rằng soạn văn bản cũng gần giống như khi cho ra đời một tác phẩm văn học vậy, phải có cảm xúc, tình cảm khi chấp bút. Cộng thêm với kiến thức, kinh nghiệm thì mới có được tác phẩm hay và chiếm được tình cảm của người đọc nó, thực hiện nó. Tác phẩm đó sẽ là của Nhà nước khi nó là văn bản pháp luật.


Trên tinh thần đó, với tư cách là một người làm việc trong lĩnh vực quản lý các nguồn viện trợ phi chính phủ, tôi xin có ý kiến về một tư tưởng nhỏ trong nội dung của thông tư 32 mà Bộ Tài chính mới ban hành như sau:


Trước khi có thông tư 32, các văn bản pháp luật của Nhà nước đều cho các nguồn viện trợ phi chính phủ, viện trợ không hoàn lại là thuộc ngân sách Nhà nước, được quản lý theo luật ngân sách Nhà nước. Điều này xuất phát từ một số quan điểm mang tính hành chính trước đây. Còn Thông tư 32 coi nguồn viện trợ không hoàn lại cho các Hội là nguồn thu thuộc ngân sách của Hội, không thuộc về ngân sách Nhà nước. Hội chịu trách nhiệm để tạo ra hiệu quả trong quá trình sử dụng. Nhà nước chỉ nhận báo cáo thống kê và có trách nhiệm hướng dẫn kế toán, còn chủ yếu Hội tự minh bạch thông qua quản lý tài chính một cách công khai và thực hiện tốt chế độ kế toán hiện hành. Chính điểm khác này ở Thông tư 32 sẽ là cơ sở để tạo thế chủ động, độc lập cho các Hội có thể thực hiện tốt các chức năng trong hoạt động của mình. Việc Nhà nước hướng dẫn các Hội hạch toán, minh bạch hoá nguồn ngân sách này không những là việc làm khiến cho nhà tài trợ tin cậy, mà còn đạt được mục tiêu khiến cho nội bộ hội đoàn kết. Nó làm rõ ràng, sòng phẳng trong quan hệ sở hữu, tạo ra niềm tin cây giữa các đối tác với bên tài trợ.


Về bản chất, nội dung Thông tư 32 chính là một sự phân cấp về quản lý tài chính. Giao quyền tự quản lý nguồn ngân sách của mình cho các Hội, thì cũng có nghĩa là Nhà nước đã giao cho Hội quyền tự chủ, chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình. Mà bao giờ cũng vậy, sự phân cấp, phân quyền càng sâu rộng thì tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ càng cao, hiệu quả hoạt động vì thế sẽ càng lớn.


Trong tiến trình cải cách hành chính, có thể nói việc ban hành Thông tư 32 là một việc làm mang tính tích cực. Song về cơ bản, một điều rất nên nghĩ tới đối với các tổ chức Hội là rồi sẽ đến một ngày Việt Nam sẽ không còn nhận viện trợ nữa. Đó là điều tất yếu. Không phải quốc gia nào, thời điểm lịch sử nào cũng có thể được nhận viện trợ. Khi đó Hội sẽ hoạt động trên cơ sở nguồn tài chính nào? Ta phải đặt ra câu hỏi này ngay từ bây giờ. Tôi nghiêng về ý kiến cho rằng phải bằng chuyên môn cao, trong sáng trong tư duy, lý tưởng sống, để Hội thực sự có được nguồn lực của chính bản thân mình, đủ để nhận các đề tài trong nước và quốc tế, lấy đó làm nguồn tài chính để hoạt động và phát triển. Đó mới là tư duy phát triển bền vững của Hội.


Nguồn: Văn nghệ trẻ, số 47 (469)

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.