Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/09/2005 16:18 (GMT+7)

Sự bùng nổ băng thông rộng làm thay đổi cả thế giới

Hai giáo sư Robert Austin và Stephen Bradley thuộc Đại học kinh doanh Harvard vừa cho ra đời cuốn sách mới về đề tài trên, trong đó nhấn mạnh tới khía cạnh kinh tế xã hội của loại công nghệ thời đại mới này.


Bùng nổ băng thông rộng là gì?


Giáo sư Robert Austin

Giáo sư Robert Austin

"Bùng nổ băng thông rộng", theo hai vị giáo sư này, là việc người người trên thế giới xích lại gần nhau hơn bằng giao tiếp thực sự thông qua các công nghệ truyền thông phong phú. Qua đó tạora một dạng tương tác xuyên lục địa, nối gần mọi khoảng cách.


Theo đó, dạng tương tác này là một khả năng chỉ trở thành hiện thực được mấy năm nay mà thôi. Trước đó đã có các hình thức cũng khá tiện dụng (như điện thoại) nhưng khoảng cách vẫn là vấn đề lớn và thường đòi hỏi một cuộc gặp mặt đối mặt.


"Điều đó là không phù hợp trong thời đại này, khi người ta muốn giao dịch đi khắp nơi trên phạm vi rộng và trong thời gian dài. Trong cuốn sách "Máy tính và thiết bị truyền thông" xuất bản năm 1968, những nhà tiên phong trong lĩnh vực Internet như J. C. R. Licklider và Bob Taylor đã hình dung tới một ngày như hôm nay, khi con người có thể gia tăng khả năng của mình trong công việc và sáng tạo nhờ công nghệ mới", ông Robert Austin nói.


"Ngay từ bấy giờ, chúng tôi đã thấy đó là một quan điểm có sức thuyết phục cao. Vấn đề chỉ còn là thời gian để đạt được điều đó. Chúng tôi đã nghĩ, thế nào rồi ngày ấy cũng phải đến và các ứng dụng của nó sẽ rất quan trọng, đa dạng không thể kể xiết. Đó là lý do khiến rất nhiều chương trong cuốn sách của chúng tôi đề cập tới việc các chiến lược kinh doanh, công nghệ sản xuất, marketing và nhiều thứ khác sẽ thay đổi như thế nào khi điều tiên liệu đã thành hiện thực như hiện nay", ông nói tiếp.


Điều kỳ diệu của thế kỷ XXI


Theo Robert Austin, quan điểm bùng nổ băng thông rộng tạo ra một thế giới tương tác đích thực được rất nhiều người nổi tiếng chia sẻ. Đó là các giáo sư Harvard chuyên ngành Máy tính và Viễn thông, các nhà lãnh đạo những tập đoàn khổng lồ như Eric Schmidt (Giám đốc điều hành Google), Reed Hundt (cựu Chủ tịch Uỷ ban công nghệ viễn thông liên bang), Geoffrey Moore (tác giả cuốn sách nổi tiếng ở Mỹ "Vượt qua vực thẳm") và rất nhiều chuyên gia đầu ngành khác.


Rõ ràng, bùng nổ băng thông rộng được rất nhiều người nhất trí là một điều kỳ diệu của thế kỷ XXI. Và nếu vậy, theo hai giáo sư trên, vai trò của Chính phủ và các nhà làm luật là phải khuyến khích, thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng hiệu quả điều kỳ diệu ấy.


Tuy nhiên, vấn đề là sự khác biệt về quan điểm của mỗi nơi về việc ứng dụng công nghệ này. Theo hai ông, các nước khác nhau có cách tiếp cận hết sức khác nhau trong việc đầu tư vào hạ tầng cho công nghệ băng thông rộng. Chẳng hạn, Mỹ chỉ tạo ra môi trường mang tính xây dựng và cạnh tranh cao, sau đó để cho thị trường hoàn toàn quyết định. "Đó là một cách tiếp cận sáng suốt, giúp khuyến khích đầu tư và đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực công nghệ đặc thù này", Robert Austin khẳng định.


Tuy nhiên, theo hai ông, Mỹ chưa phải là nước đầu tư quyết liệt duy nhất cho việc phát triển hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của băng thông rộng. Rất nhiều nước đang cố gắng cao độ và Mỹ có khả năng còn bị bỏ lại phía sau. Nhiều nước lại biết cách phát triển băng thông rộng nhanh chóng nhất, rộng khắp nhất với giá rẻ nhất. Hàn Quốc là một ví dụ minh chứng điều này. Tác động của điều đó với kinh tế Hàn Quốc đã và sẽ được thừa nhận một cách công bằng.


Những tác động nhiều cấp độ


Nhưng băng thông rộng và cuốn sách mà hai ông đề cập không chỉ giành riêng cho các chính phủ và các nhà làm luật. Trước hết, nó chắc chắn sẽ có lợi cho các doanh nhân, các nhà quản lý, bởi những gì nêu trong cuốn sách là sự tập hợp kiến thức, kinh nghiệm của những doanh nhân, những nhà quản lý hàng đầu thế giới, như đã nêu ở trên.

Trong cuốn sách này, các tác giả muốn nhấn mạnh rằng, băng thông rộng không phải là điều gì đó trừu tượng. Ngược lại, nó là điều có thể giành lấy được, đạt được tại một thời điểm nào đó. Và một khi đã đạt được, người ta sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn bằng nhiều phương pháp hơn. Cụ thể hơn, băng thông rộng một khi được đưa vào áp dụng sẽ thay đổi cách người ta làm ra sản phẩm và bán nó cho thị trường.


Theo hai ông, tác động của sự bùng nổ băng thông rộng không chỉ là những điều cụ thể như vậy. Sẽ còn có tác động thứ cấp, những hệ quả lần lượt xuất phát từ các tác động mà băng thông rộng tạo ra ban đầu. Còn có nhiều tác động to lớn mà ngay lúc này chưa ai nhìn thấy được.


Các tác giả này tin rằng sự bùng nổ băng thông rộng sẽ để lại dấu ấn gián tiếp lên nhiều lĩnh vực, từ khoa học, y dược cho tới nghệ thuật. "Đoán trước những điều đó là việc rất khó, song cứ tưởng tượng mọi việc sẽ ra sao nếu có nhiều băng thông rộng hơn và được áp dụng nhiều hơn cho hầu hết các công đoạn trong sản xuất và đời sống",  Robert Austin nói.


Thế giới chắc chắn sẽ đổi thay


GS. Stephen Bradley

GS. Stephen Bradley

Nếu như sự gia tăng ồ ạt lượng máy tính trên thế giới giúp con người ngày càng quen thuộc và có kinh nghiệm sử dụng tốt hơn với công cụ sản xuất mới này thì sự bùng nổ băng thông rộng sẽ giúpmọi người quen hơn với việc giao tiếp hiện đại và hiệu quả.


Điều này cho phép người ta làm việc theo cách khác trước, thu được nhiều kết quả hơn thông qua giao tiếp, làm việc nhanh hơn và tạo ra sản phẩm với giá thành hạ hơn. Xét về mặt marketing, công nghệ này cho phép người ta tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn với thời gian và công sức bỏ ra ít hơn để nắm bắt nhu cầu của họ. Đó là khía cạnh kinh tế mang tính đột phá mà sự bùng nổ băng thông rộng mang lại.


Cả hai ông đều cho rằng, sự bùng nổ băng thông rộng còn cho phép người ta mạnh dạn thử những cái mới, qua đó tạo ra không gian rộng lớn hơn nhưng lại an toàn hơn và ít phải trả giá hơn cho những phát kiến và sáng tạo.


Hai giáo sư Robert Austin và Stephen Bradley - những người dày công tổng hợp nên cuốn sách mô tả về hiện trạng và tương lai của thế giới với sự bùng nổ băng thông rộng - đều có chung một kết luận rằng, cách làm việc và hiệu quả của nó với đời sống trong tương lai chắc chắn sẽ thay đổi hết sức ngoạn mục song song với đà phát triển của công nghệ thế kỷ này.

Nguồn: vnn.vn  15/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.