Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/04/2008 01:28 (GMT+7)

"Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt”

Nhiều vấn đề lý thuyết chưa được giải quyết và cập nhật, khối lượng khá lớn từ, ngữ lóng chưa được thống kê, xử lý và "giải mã" đầy đủ.

2.Trong t ập sách "Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt" hai tác giả Đoàn Từ Huyên và Lê Thị Yến cố gắng tập hợp thật nhiều những từ, ngữ lóng đã và hiện có trong tiếng Việt. Các tác giả chưa dám gọi đây là Từ điển trước hết vì tự cho mình không phải là những nhà ngôn ngữ học nên không giải quyết được vấn đề lý thuyết cơ bản: Tiếng lóng là gì?

Và sở dĩ các tác giả nói chủ quan là vì họ không hoàn toàn căn cứ theo những định nghĩa tiếng lóng đã có trong các sách nghiên cứu tiếng Việt; chúng có khá nhiều nhưng cũng chưa hoàn toàn thống nhất và có chỗ không còn hợp với thực tế phát triển của ngôn ngữ hiện đại.

Chẳng hạn, trước đây các nhà ngôn ngữ cho rằng "Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để che giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết." (Lưu Vân Lăng) (1), "Nó không phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biết" (Nguyễn Văn Tu) (2), v.v...; nhưng theo chúng tôi, ngày nay tiêu chí "bí mật" không còn là nhất thiết đối với một bộ phận khá lớn tiếng lóng nữa. Hoặc quan niệm tiếng lóng có nghĩa xấu, tập trung chủ yếu vào các nhóm xã hội giang hồ, lưu manh, tù tội, mại dâm, buôn gian bán lận... cũng  cần  phải được xem lại.

Thực tế tiếng Việt hiện đại cho thấy, tiếng lóng ngày càng mở rộng hơn, được nhiều nhóm xã hội sử dụng hơn, ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ, nhất là đối với giới trẻ đô thị và chúng còn được sử dụng nhiều trong tầng lớp trí thức, doanh nhân...

Hầu như nhóm xã hội nào có cái gì chung về sinh hoạt hay công việc... thì đều có tiếng lóng của riêng mình. Có thể thấy rằng có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu kiểu tiếng lóng khác nhau. Cho nên ở đây, để tiện lợi cho công việc, các tác giả quan niệm tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình.

3.Từ đó các tác giả cho rằng tiếng lóng có những đặc điểm sau:

- Tiếng lóng là một phương ngữ xã hội (vì chúng do các nhóm xã hội tạo ra, chủ yếu được sử dụng trong nhóm xã hội ấy; sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào bối cảnh xã hội).

- Tiếng lóng chỉ được dùng trong giao tiếp không nghi thức và có giá trị trong một phạm vi xã hội hạn hẹp.

- Tiếng lóng có tính chất lâm thời, chúng là một hiện tượng ký sinh vào tiếng Việt, xuất hiện và mất đi, thay đổi thường xuyên, không ngừng.

4.Về thái độ đối với tiếng lóng, đến nay tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá. "Những tiếng lóng này không làm cho ngôn ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay sinh mai chết"(3); "Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu(4).

Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng "tích cực" nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân: "Không lên án toàn bộ song cũng không chấp nhận tất cả"(5); "Những tiếng lóng không thô tục, mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật"(6).

Nhưng mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tế cuộc sống thì thứ ngôn ngữ ấy vẫn nảy sinh và mất đi một cách không ngừng, ngày càng phát triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng, được những người viết đưa vào tác phẩm văn học, báo chí của mình như một phương tiện tu từ học nhằm phản ánh sinh động đời sống xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm.

Những từ lóng sinh ra, tồn tại chính thức trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, nhưng không ổn định, nhiều từ dần dần biến mất (hoặc chúng không còn được sử dụng nữa; hoặc chúng được giải mã, đi vào vốn từ chung của toàn dân, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và trong các văn bản hành chính, các ấn phẩm báo chí hay các tác phẩm văn học).

Bên cạnh những từ lóng bị biến mất thì hàng ngày, hàng giờ, trong các nhóm xã hội lại xuất hiện thêm những từ lóng mới. Dù được chấp nhận hay bị phản đối thì tiếng lóng của người Việt vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt, và có thể nói, thuộc loại năng động nhất. Trong xu hướng bình dân, dân chủ hoá mọi hoạt động xã hội, văn chương, nghệ thuật hậu hiện đại, tiếng lóng càng có vị trí và vai trò quan trọng cần được quan tâm.

----------

(*) "Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt" NamHồng - Lê Thị Yến (NXB Công an Nhân dân - Trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tâyxuất bản 2008).

(1) Lưu Vân Lăng, Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1960, tr.75.

(2) Nguyễn Văn Tu, Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, H., 1968, tr.132.

(3) Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên khắp miền đất nước, Nxb KHXH, H., 1989, tr.57.

(4) Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn, Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm (tập 2), Nxb KHXH, H., 1986, tr.177.

(5) Ý kiến của Trịnh Liễn phát biểu trong Hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" được tổ chức tại Hà Nội tháng 10.1979.

(6) Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., 2002, tr.64-65.

Nguồn : laodong.com.vn (23/03/08)

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.