Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/11/2005 14:54 (GMT+7)

Sáng chế chuyên nghiệp: ‘Xài’ ít, ‘trùm mền’ nhiều

Trên 80% đề tài khoa học bị xếp xó!

Cách đây vài năm, một nhóm nhà khoa học của Khoa Cơ khí Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã chế tạo thành công máy sản xuất bánh tráng. Đề tài này được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước. Chiếc máy này có giá 470 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá máy nhập ngoại, 110.000 USD. Tuy nhiên, khi mua về sử dụng, một đơn vị chế biến thực phẩm ở TP Hồ Chí Minh mới té ngửa vì máy chỉ chạy thử nghiệm một thời gian ngắn đã bất ổn, bánh đạt thì ít mà hư thì nhiều, máy đành bỏ phế.

Mới đây, Sở KH-CN TP đã nghiệm thu đề tài chế tạo máy thu hoạch mía không róc lá do một công ty thực hiện trong thời gian khoảng hai năm với kinh phí của sở cấp, khoảng 1 tỷ đồng. Đề tài được hội đồng nghiệm thu đánh giá thành công, giá bán 200 triệu đồng, chưa kể máy kéo trị giá 250 triệu đồng. Tuy nhiên, chiếc máy này chỉ hoạt động được ở địa hình bằng phẳng liên tục, còn với khoảng 100.000 ha mía trồng theo dạng liếp phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long thì bất lực. Không chỉ vậy theo một thành viên trong hội đồng là một nhà khoa học làm việc lâu năm trong ngành máy nông nghiệp, chiếc máy này làm việc còn chập chờn, hay hỏng vặt...

Chính vì vậy mà Sở KH-CN TP lại tiếp tục cấp 120 triệu đồng để nhóm tác giả trên nghiên cứu chế tạo thêm một cái máy róc lá mía chuyên biệt. Trong khi đó, cách đây hai năm, Trung Quốc đã sử dụng đại trà (và sẵn sàng bán cho Việt Nam) máy thu hoạch mía hoàn chỉnh, vừa chặt cây, ngọn vừa róc sạch luôn lá nhưng giá chỉ khoảng 50 triệu đồng và rất cơ động ở nhiều loại địa hình.

Trên mặt bằng chung, dù chưa có một thống kê chính thức nào nhưng theo nhận định của một số nhà khoa học đầu ngành, riêng lĩnh vực sáng chế kỹ thuật thì số có thể đưa vào ứng dụng thực tiễn chỉ từ 10%-20% tổng số sáng chế, tỷ lệ này càng thấp ứng với đề tài cấp càng cao, đó là chưa kể các nghiên cứu khoa học xã hội, thường rất chung chung và rất khó áp dụng thực tế.

Nguyên nhân: xa rời thực tế và cơ chế bất cập

Lý giải vấn đề phần lớn các sáng chế của nhà khoa học bị "dội" thực tiễn, TS Đinh Sơn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh, thừa nhận các đề tài khoa học còn có khoảng cách nhất định với thực tế. Khi thực hiện đề tài, nhà khoa học khảo sát thực tế chưa kỹ, thiếu sâu sát. Quá trình thử nghiệm lại diễn ra trong điều kiện lý tưởng, bỏ qua nhiều tình tiết đời thường nên sản phẩm "chông chênh" với "đời thực" là chuyện dễ hiểu.

Cách đây mấy năm, một số nhà khoa học của Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh có đề tài chế tạo một hệ thống xử lý rác thải. Đề tài được nghiệm thu thành công và triển khai lắp đặt ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, hệ thống máy trị giá hơn 1,5 tỷ đồng này chỉ hoạt động được vài ngày rồi im bặt, dần trở thành đống ve chai. Lý do chính là loại rác có ở địa phương không có trong chủng loại rác thử nghiệm của các nhà nghiên cứu nên thiết bị không xử lý được. Những đề tài dạng trên sẽ không có cơ hội nghiệm thu nếu hội đồng xét duyệt làm việc chuẩn xác hơn. Theo TS Hùng, về vấn đề kiểm soát đề tài, hiện nay tiêu chí chọn thành viên hội đồng và tiêu chí đánh giá đề tài vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, thẩm định còn nặng cảm tính...

Còn GS-TSKH Nguyễn Thúc Loan (Viện Nghiên cứu phát triển năng lượng), nguyên Trưởng ban Điều khiển học - Ủy ban khoa học - kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ KH-CN), cho rằng nguyên nhân lớn nhất là cơ chế. Kinh phí dành cho nghiên cứu đã thấp lại bị "chia năm, xẻ bảy", "rơi rụng" dần ở các "quan ải", ở những khoản không ghi trên văn bản nên số tiền thực sự phục vụ công tác nghiên cứu không còn bao nhiêu, chất lượng nghiên cứu vì thế không như mong muốn.

Đề tài, dự án thường được thực hiện theo chỉ đạo và chỉ tiêu mà không phải là sự "đặt hàng" của những bức thiết trước mắt cũng như lâu dài của đời sống. Vì không có sự hỗ trợ, thiếu "nhạc trưởng" nên kết quả nghiên cứu không thương mại hóa được sản phẩm ra lò thiếu bàn tay quán xuyến của những nhà quản lý kinh tế, sử dụng lao động không đúng chỗ (kỹ sư làm thay công nhân)...

Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên hiện nay số tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học chưa tới 1/3, còn hơn 2/3 là trở thành những "thợ dạy" không hơn, không kém.

GS Loan nhấn mạnh: "Một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ phải có đột phá trong khoa học kỹ thuật. Muốn có nền khoa học tiên tiến tất cần có chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên chất xám. Thành quả kinh tế phụ thuộc vào thành quả áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, vào thực tiễn".

Nguồn: nhandan.com.vn 19/11/2005

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh dự khai mạc Hội nghị Điều khiển và Tự động hóa
Ngày 10/5, tại TP. Hải Phòng Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (Vietfair) cùng phối hợp khai mạc Hội nghị khoa học về Điều khiển Tự động hóa lần thứ 7. Đây là một hoạt động trọng tâm của các kỳ VCCA.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).