Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 23/07/2005 14:55 (GMT+7)

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại gia đình

Nguyên liệu để sản xuất loại phân trên chủ yếu là rác thải hữu cơ, phân gia súc gia cầm, rơm rạ, bèo tây hay thân các cây ngô, sắn...

Chỉ mất 45 ngày cho một... mẻ phân

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh được tiến hành theo các bước sau: lấy nguyên liệu từ phân gia súc hoặc các phế phẩm khác đem trộn đều theo hai  bước: phối trộn khô và phối trộn ướt. Trộn xong, cho phân vào ủ kị khí không hoàn toàn (ở các gia đình có sử dụng hầm biogas thì cho phân qua hầm sau đó mới ủ).

Trong quá trình ủ, luôn giữ cho nhiệt độ ở dưới 50 oC và đảo đều liên tục. Sau khi ủ xong, tiến hành pha trộn phân với chế phẩm sinh học BIOVAC (là một tập hợp các chủng vi sinh vật hữu ích có tác dụng phân hủy nhanh các phụ phế phẩm nông nghiệp), đem pha trộn đều để tạo thành phân hữu cơ vi sinh.

TS. Phạm Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn (Trung tâm) cho biết: "Thông thường để tạo phân chuồng hoai mục, bà con nông dân hay sử dụng biện pháp ủ phân bằng cách đắp bùn hoặc dùng bao xác rắn để che đậy. Cách này vừa mất thời gian (5-6 tháng mới được một mẻ), vừa tốn công sức, "chất lượng" phân cũng không cao. Với quy trình mới trên, toàn bộ quá trình sản xuất chỉ hết khoảng 45 ngày".

Đối với các loại rơm, rạ, thân cây, trước khi trộn cần chặt ngắn thành từng đoạn dài 10-15cm, đem phơi tái, trộn đều rồi ủ cùng phân gia súc, gia cầm.

Về tác dụng của loại phân này, TS. Thành cho biết: "Nếu bón bằng phân tươi, cây trồng sẽ không hấp thụ được ngay, còn bón bằng phân hữu cơ không những cây trồng có thể "ăn" hết phân, mà còn phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất canh tác, tăng hiệu quả hấp thụ ni-tơ khi bón urê, giảm lượng phân hóa học phải sử dụng từ 30-40%, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 30-35%...".

Đưa phân đến từng hộ gia đình

Từ những thành công ban đầu, năm 2002, Trung tâm bắt đầu đưa công nghệ sản xuất trên đến cho các hộ chuyên trồng hoa hồng ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

Ông Trương Quang Sinh - một hộ dân được "hưởng" phân từ dự án cho biết: "Lần đầu tiên tôi sản xuất phân theo kiểu này thu được hiệu quả rất cao, chẳng như trước kia, nào phải đắp bùn, rồi dồn phân vào bao vất vả lắm, mà phải mất đến cả nửa năm trời, phân mới hoại mục".

Ngay trong vụ đầu tiên, gia đình ông đã sản xuất được 5 tấn phân bảo đảm đủ sản xuất cho hơn 1 mẫu hoa hồng.

Theo tính toán, chi phí để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh rất thấp, trung bình chỉ hết 50.000-60.000 đồng so với giá 200.000 đồng khi sản xuất 1 tấn phân thông thường, trong khi đó lại tận dụng được hết các nguồn nguyên liệu đang bị bỏ phí.

Cho đến nay, Trung tâm đã phát triển công nghệ này đến hàng loạt các hộ dân ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thanh Hóa, NamĐịnh... với trên 600 hộ đã được hưởng lợi trực tiếp.

TS. Phạm Văn Thành cho biết: "Hầu hết các hộ đều rất say sưa với công nghệ này, bởi kỹ thuật sản xuất rất đơn giản, chỉ cần hướng dẫn cũng có thể làm được".

Theo nhận xét của rất nhiều hộ gia đình đã sử dụng phân để bón cho các loại cây trồng, độ tơi xốp của đất tăng lên rõ rệt vì phân có độ mùn tương đối cao (trên l5%), sâu bệnh hại ít hơn, năng suất tây trồng tăng đều từ 15-20% trong giai đoạn đầu, nhất là đối với các loại cây lúa, khoai sọ, hành tây.

Được biết, với đề tài nghiên cứu này, các cán bộ ở Trung tâm đã đoạt giải nhất tại hội thi Ngày môi trường do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào tháng 6 vừa qua.

Nguồn: nhandan.com.vn   21/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.