Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 11/08/2005 14:44 (GMT+7)

Quy trình nhân và sản suất lúa đặc sản

QUY TRÌNH NHÂN VÀ SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN 
Kỹ thuật canh tác mạ
Đất đai:Đất cho sản xuất hạt giống phải là đất tốt, chủ động tưới tiêu theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đất phải được quy vùng sản xuất tập trung cho từng giống, các giống cần cách ly với nhau ít nhất 3m hoặc thời gian trỗ lệch nhau ít nhất 10 ngày. Ruộng phải được làm phẳng, ngâm kỹ để tránh hiện tượng lẫn giống của cây trồng vụ trước (do hạt thóc bị rụng hoặc thân gốc rạ của vụ trước mọc trở lại). Khu ruộng không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh và chuột gây hại.

Làm mạ:do thời gian sinh trưởng phát triển của từng giống khác nhau nên thời vụ gieo mạ cho từng giống cũng khác nhau. Cần bố trí để lúa trổ bông phơi màu vào thời kỳ an toàn, tránh gặp rét muộn trong vụ đông xuân, tránh gặp mưa to gió lớn trong vụ mùa, và né tránh gây hại nặng của sâu bệnh. Thời kỳ trỗ an toàn của lúa trong vụ đông xuân tính theo dương lịch là trước ngày 5-5, vụ mùa trước ngày 20-9 đối với các giống ngắn, trung ngày… Các bước làm mạ được tiến hành theo trình tự sau:

Ngâm ủ hạt giống: Ngâm thóc giống trong các bể nhỏ hoặc chứa trong bao thoáng ngâm trong nguồn nước sạch, thời gian ngâm đối với thóc đã qua vụ từ 24 giờ (vụ mùa) đến 48 giờ (vụ đông xuân). Đối với hạt giống chuyển vụ cần xử lý bằng lân 5% trong 24 giờ hoặc axit nitric. Trong quá trình ngâm phải chý ý kiểm tra độ chua của nước tiến hành thay nước khi nước qua chua. Sau khi ngâm đủ thời gian, đãi sạch, để ráo nước trước khi ủ. Trong quá trình ủ phải tưới nước, năng đảo để mầm nảy đều và khoẻ.

Chuẩn bị đất mà và kỹ thuật gieo mạ: Ruộng gieo mạ phải được làm kỹ, bằng phẳng (thông thường gieo với lượng 4kg hạt giống/100 m 2đất mạ). Lên luống mạ rộng 1,2 – 1,4m, mặt luống phẳng, không đọng nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới tiêu nước, rồi tiến hành gieo mạ cho đều trên mặt luống.

Phân bón cho mạ:Lượng phân cho 1ha gồm phân chuồng mục 8-10 tấn, super lân 400-420kg, đạm urê 100-130kg, kali clorua 100-110kg. Cách bón, bón toàn bộ phân chuồng mục và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối. Bón 2kg urê + 2kg kali trước khi gieo hạt, rải đều phân trên mặt luống và trang phẳng để trộn đều phân vào lớp đất mặt. Bón thúc lần 1 khi mạ được 2-2,5 lá với lượng 2kg urê + 2kg kali.

Chăm sóc ruộng mạ: sau khi gieo ruộng mạ phải được giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh. Khi mạ được 1,5-2 lá cần tưới một lớp nước mỏng, rút sạch nước để thau chua, sau đó đưa nước vào duy trì trong ruộng để đất mềm, dễ nhổ mạ. Khi cấy, cây mạ phải đạt tiêu chuẩn: đanh dảnh, màu sắc lá xanh sáng, bộ rễ khoẻ, sạch sâu bệnh, mỗi cây mạ phải có ít nhất 2-3 dảnh cơ bản.

Kỹ thuật canh tác ruộng cấy
Phương thức cấy: Cấy 1 dảnh, cấy theo băng theo hàng, khổ rộng của băng hoặc luống từ 1,2-1,4m, các băng cách nhau từ 25-30 cm. Mật độ cấy 35-40 khóm/m 2đối với các giống dài ngày phản ứng ánh sáng như Tam thơ, Dự, Nếp hoa vàng, 60-70 khóm/m 2đối với các giống ngắn – trung ngày như Bắc thơm 7, …

Phân bón cho ruộng cấy:Lượng phân cho 1 ha gồm phân chuồng mục 0,8-1 tấn, urê 140kg, super lân 420kg, kali 110-160kg.

Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 30% urê + 30% kali clorua. Bón thúc đợt 1 khi lúa hồi xanh và bắt đầu đẻ nhanh, bón 50% urê, 20% kali. Bón thúc đợt 2 (bón vá): 10% urê sau bón thúc đợt 1 từ 10-12 ngày. Bón đón đòng (khi lúa phân hoá đòng): toàn bộ lượng phân còn lại

Chế độ tưới tiêu:không nhất thiết phải duy trì nước liên tục trong ruộng, tránh để ruộng lúa bị khô hạn hoặc ngập úng trong thời gian dài, cần tưới đủ nước trong các thời kỳ: nảy mầm đến cây con, đẻ nhánh, làm đòng - trổ bông – chín sữa. Có thể chủ động rút cạn nước trong ruộng tới mức nẻ chân chim vào cuối thời kỳ lúa đẻ nhánh và sau giai đoạn chín sữa để hạn chế lúa đẻ nhánh thừa, giúp cho bộ rễ lúa ăn sâu, rộng, nhằm tăng khả năng chống đổ và nâng cao chất lượng hạt giống.


Phòng trừ sâu bệnh, chuột và cỏ dại: Cần phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính như: bọ trĩ, dòi đục lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đồng thời tích cực diệt chuột và cỏ dại ngay từ đầu vụ


Khử lẫn: Tập trung vào các thời kì lúa đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng đến trổ bông, thời kỳ chín bằng cách cắt bỏ những khóm, bông, hạt khác dạng, khác màu sắc so với các đặt trưng của giống.

Thu hoạch, chế biến và bảo quản: Khi lúa vừa đạt độ chín (thông thường sau trỗ từ 25 – 30 ngày tuỳ theo thời gian sinh trưởng của từng giống) là thời gian tốt nhất để thu hoạch lúa giống. Các loại máy móc tham gia chế biến lúa giống phải được vệ sinh sạch sẽ và triệt để trước khi đưa vào sử dụng để tránh hiện tượng lẫn cơ giới.

                              Nguồn: Báo Nông thôn ngày nay  26/5/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.