Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 22:45 (GMT+7)

Quán triệt quyết định 22/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ nhằm đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của liên hiệp hội và các hội thành viên

Tiếp theo Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01-8-2000, với Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-01-2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một văn bản chuyên biệt về hoạt động TV, PB và GĐXH của Liên hiệphội.

Các văn kiện nêu trên của Đảng và Nhà nước mở ra một khả năng mới, tạo ra những điều kiện thuận lợi, đồng thời cũng đề ra trách nhiệm nặng nề cho Liên hiệp hội. Việc tổ chức quán triệt sâu sắc vàtriển khai thực hiện có hiệu quả các văn kiện đó trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Liên hiệp hội và các hội thành viên.

Tại các cuộc hội thảo vừa mới được tổ chức tại Cần Thơ, Phú Yên và Hà Tĩnh, các đại biểu đã có dịp nghiên cứu một số tài liệu, phát biểu tham luận, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm về những vấn đề đặtra trong hoạt động TV, PB và GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên.

VỀ NHẬN THỨC

Tất cả các bản tham luận và ý kiến phát biểu tại 3 hội thảo đều thể hiện nhận thức và quan điểm đúng đắn về vai trò quan trọng của tri thức, của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ và của Liênhiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhận thức và quan điểm đó cũngđược khẳng định trong những lời phát biểu sôi nổi, nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo các tỉnh Cần Thơ, Phú Yên, Hà Tĩnh và một số tỉnh khác.

TV, PB và GĐXH ngày càng trở thành hoạt động quan trọng hàng đầu của Liên hiệp hội và các hội thành viên ở trung ương và các tỉnh, thành phố. Một mặt, hoạt động đó góp phần vào việc nâng cao chấtlượng soạn thảo và thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường (gọi chung là đề án). Mặt khác, đâycũng là dịp để các tổ chức hội tập hợp và đoàn kết lực lượng khoa học và công nghệ, thể hiện tiềm năng đa ngành và liên ngành cũng như tâm huyết của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển đấtnước.

Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ là sự thể chế hoá Chỉ thị số 45-CT/TƯ ngày 11-11-1998 của Bộ Chính trị và sự cụ thể hoá Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01-8-2000của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đánh dấu mười năm hoạt động TV, PB và GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên, từ những bước đi dò dẫm ban đầu, vừa học vừa làm, vừa làm vừa học đến những kếtquả được xã hội thừa nhận. Quyết định còn là kết quả sự hợp tác tích cực của Văn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, nhiều cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân một số địa phương với Liên hiệp hội.

Theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 11-4-1998 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) thì tư vấn, phản biện và giám định xã hội được đề cập trong Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg là tư vấn, phảnbiện và giám định của một lực lượng xã hội, từ phía xã hội và mang tính chất độc lập. Ba hoạt động đó khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong hoạt động này có những yếu tố của cáchoạt động khác. Không những Liên hiệp hội và các hội thành viên chỉ thực hiện yêu cầu của các cơ quan phê duyệt hoặc trình cấp trên phê duyệt đề án, mà còn có thể tự đề xuất nhiệm vụ TV, PB và GĐXHđối với các đề án quan tâm. Điều đó thể hiện trách nhiệm và nguyện vọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ mong muốn đóng góp tâm trí và sức lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Khác với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệm vụ TV, PB và GĐXH được đặt ra cho một tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ. Bên cạnh tư vấn xã hội, nó còn bao gồm cả phản biện xãhội và giám định xã hội. Mặc dù có sự khác biệt với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, nhưng nhiệm vụ TV, PB và GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên vẫn cần được thực hiện theo một qui trình hợplý và tuân theo những chuẩn mực về tính khoa học, độc lập, khách quan và trung thực, qui định tại Nghị định 87/2002 NĐ-CP ngày 05-11-2002 của Chính phủ. Đây là một yêu cầu mới và cao. Nhưng có nhưvậy thì hiệu quả kinh tế-xã hội mới được đảm bảo, tín nhiệm của xã hội mới được từng bước xác lập, uy tín của Liên hiệp hội và các hội thành viên mới ngày càng nâng cao.

Nhiều đại biểu khẳng định rằng trước hết và quan trọng nhất là liên hiệp hội và các hội thành viên cần chứng minh được năng lực thực sự và thực tế của mình, bằng cách đó mà chủ động tạo ra điều kiệnxuất hiện nhu cầu của các cấp, các ngành về hoạt động TV, PB và GĐXH của Liên hiệp hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia đầu ngành thuộc những lĩnh vực khác nhau, tổchức các hoạt động trao đổi ý kiến và kinh nghiệm giữa Liên hiệp hội với các hội thành viên và giữa các hội thành viên với nhau.

Phương thức tổ chức thực hiện ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động TV, PB và GĐXH của Liên hiệp hội và các hội thành viên. Trong thời gian qua, một số hội thành viên đã thành lập các công tyhoặc trung tâm tư vấn. Các tổ chức này có thể thích hợp cho việc thực hiện các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp. Trong khi đó, TV, PB và GĐXH được đề cập trong Quyết định 22 là hoạt động của một tổ chứcchính trị-xã hội. Liên hiệp hội và các hội thành viên phải trực tiếp "chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung TV, PB và GĐXH và những ý kiến do mình đề xuất". Vì vậy, Liên hiệp hội và nhiều hội thànhviên thành lập các hội đồng khoa học. Bên cạnh một số ít uỷ viên thường xuyên, thành phần của hội đồng khoa học cần được điều chỉnh theo từng đề án và bao gồm các chuyên gia tương ứng với nhiệm vụđặt ra. Việc quản lí hoạt động TV, PB và GĐXH vẫn thuộc trách nhiệm của cơ quan Liên hiệp hội hoặc các hội thành viên.

Về cơ chế tài chính, các đại biểu vui mừng ghi nhận rằng lần đầu tiên có dự thảo một văn bản của Bộ Tài chính làm cơ sở cho việc xác định các nguồn kinh phí, nội dung chi, mức chi và thể thức chi.Tuỳ theo loại hình đối tượng TV, PB và GĐXH, kinh phí cho hoạt động này sẽ được xác định trên cơ sở hợp đồng thoả thuận với cơ quan đặt yêu cầu hoặc được bố trí ngân sách và cấp phát theo tiến độthực hiện công việc. Đối với cả hai trường hợp, những qui định của Bộ Tài chính về nội dung chi và mức chi là những định hướng quan trọng trong việc xây dựng và phê duyệt dự toán, đồng thời cũng tạođiều kiện cho sự vận dụng linh hoạt đối với từng đề án, ở từng địa phương cụ thể. Điều đó cũng phù hợp với cơ chế tài chính chung áp dụng cho các hoạt động khoa học của nước ta hiện nay.Các đại biểucho rằng các mức chi sẽ được áp dụng cho nhiều năm tới, cho nên cần tương xứng với yêu cầu và chất lượng cao của hoạt động TV, PB và GĐXH, phù hợp với khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, với tìnhhình trượt giá và sát với hoàn cảnh của từng địa phương.

NHỮNG CỐ GẮNG BƯỚC ĐẦU

Sau khi Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính Phủ ban hành, Liên hiệp hội đã cùng với Bộ Tài chính bàn biện pháp thực hiện Điều 5 của văn kiện quan trọng này. Đến nay bản dự thảo Thông tưhướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động TV, PB và GĐXH đã hoàn thành, trong đó có những qui định chung, những qui định về nguồn thu, nội dung và mức chi, về công tác quản lí, cấp phát và quyết toáncũng như về tổ chức thực hiện.

Về phần mình, Liên hiệp hội đã có văn bản số 733/LHH ngày 06-9-2002 "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội". Liên hiệp hội cũng đã ra các quyết định thành lập 19 Hội đồngTư vấn chuyên ngành.

Liên hiệp hội ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động làm việc với lãnh đạo địa phương để soạn thảo và ban hành các văn bản cụ thể hoá Quyết dịnh của Thủ tướng Chính phủ. ở một sốtỉnh, thành phố khác, các dự thảo tương tự cũng đã được chuẩn bị và sẽ được chính thức ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nhiệm vụ TV, PB và GĐXH, trong hơn mười năm qua, Liên hiệp hội đã tổ chức đóng góp ý kiến vào nhiều dự thảo văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Riêng trong năm 1997, đã có 9 trong số11 bản dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các vùng thời kì 1996-2010 nhận được ý kiến thẩm định và phản biện của Liên hiệp hội. Đặc biệt, các chuyên gia của Liên hiệp hội đã triểnkhai phản biện hoặc tư vấn thẩm định hồ sơ 15 dự án quan trọng, trong đó có các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ và Phả Lại II, các công trình thuỷ điện Yaly trên sông Sê san, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà,đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương), thay nước Hồ Tây (Hà Nội).

Bên cạnh đó, các hội ngành trung ương và liên hiệp hội tỉnh, thành phố cũng đã khắc phục khó khăn, có nhiều cố gắng triển khai hoạt động TV, PB và GĐXH. Phần lớn hoạt động đó là việc đóng góp ý kiếnvào các dự thảo văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước như báo cáo chính trị, cương lĩnh, chiến lược, hiến pháp, công tác xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp, đánh giá một số sự kiện và nhânvật lịch sử, đề án hành nghề tư nhân. Các tổ chức còn góp phần nâng cao chất lượng và hoàn chỉnh hồ sơ các qui hoạch phát triển tổng thể hoặc chuyên ngành như quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đôthị Đà Nẵng, quy hoạch phát triển miền núi Quảng Ngãi giai đoạn 2001-2010, quy hoạch tổng thể về phát thanh và truyền hình. Một số dự án đầu tư hoặc công trình khoa học cũng đã được các hội ngànhtrung ương và liên hiệp hội tỉnh, thành phố xem xét và đóng góp ý kiến như bộ Bách khoa toàn thư Hà Nội, dự án vệ sinh môi trường khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè (thành phố Hồ Chí Minh), dự án chăn nuôibò sữa (Phú Yên).

Với sự nhiệt tình, ý thức trách nhiệm và thái độ khách quan khoa học cũng như qua những kết quả đã đạt được, Liên hiệp hội và các hội thành viên từ trung ương đến địa phương ngày càng trở thành ngườicố vấn đáng tin cậy của lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Trên cơ sở kết quả của các hội thảo khu vực, Hội nghị toàn quốc "Triển khai Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về tư vấn, phản biện và giám định xã hội tổ chức tại TP. Đà Nẵng trong hai ngày 25 và 26/12/2002đã được dành cho việc xây dựng Chương trình hành động nhằm triển khai quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ. Hội nghị diễn ra trong không khí khẩn trương của những ngày cuối năm 2002 và phấnkhởi đón năm mới 2003. Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí tán thành dự thảo "Chương trình hành động triển khai thực hiện Quyết định 22/2002/QĐ-TTg về tư vấn,phản biện và giám định xã hội" cho toàn hệ thống Liên hiệp hội.

Chương trình hành động gồm có 4 phần: Nâng cao nhận thức; Phát huy năng lực; Triển khai thực hiện và Hoàn thiện cơ chế chính sách. Trong mỗi phần đều xác định các hoạt động cần thực hiện, các sảnphẩm cần đạt được, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời hạn hoàn thành.

Phần "Nâng cao nhận thức" có các hoạt động: Hội thảo khu vực và toàn quốc; Thảo luận ở các hội thành viên; Thảo luận trên các cơ quan ngôn luận của Liên hiệp hội và các hội thành viên; Tuyên truyền,phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp báo, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam; Tham gia Hội nghị Khoa giáo toàn quốc.

Phần "Phát huy năng lực" gồm các hoạt động: Xây dựng CSDL chuyên gia; Thiết lập CSDL khoa học-công nghệ phục vụ TV, PB và GĐXH; Xuất bản sách hướng dẫn TV, PB và GĐXH; Thành lập các tổ chức điều phốivà quản lý hoạt động này; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho chuyên gia TV, PB và GĐXH.

Phần 3 là "Triển khai thực hiện" với các hoạt động: Chủ động đề xuất các đề án TV, PB và GĐXH cho hai năm 2003-2004; Đề nghị (các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương) để được giao thựchiện một số đề án TV, PB và GĐXH và Sơ kết việc thực hiện Quyết định 22/2002/QĐ-TTg.

Cuối cùng, phần "Hoàn thiện cơ chế, chính sách" đề cập đến các hoạt động nhằm thúc đẩy việc ban hành một số văn bản như Thông tư Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 14/2000/CT-TTg, Thông tư Hướng dẫn cơ chếtài chính và văn bản cụ thể hoá Quyết định 22/2002/QĐ-TTg, đề nghị Chính phủ thể chế hoá ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ II Quốc hội khoá XI về tư vấn và giám sát độc lập...

Những hoạt động kể trên được dự kiến cho hai năm 2003-2004, trong đó phần lớn cần được hoàn thành trong năm 2003.

Chương trình này sẽ được chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ năm Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội, nhiệm kỳ IV. Đây là định hướng quan trọng cho một trong những hoạt động chủ yếu của Liên hiệphội và các hội thành viên mà kết quả thực hiện sẽ có ý nghĩa to lớn đối với vị trí, vai trò của tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ nước nhà.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.