Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/01/2007 23:57 (GMT+7)

Quan sát thiên văn thời Lý ở Thăng Long qua Đại Việt sử ký toàn thư

Thế là đã rõ, các quan thiên văn xưa quan sát sao trời, thường gắn với số phận con người và sự kiện xã hội, nên ghi Nhật Thực gắn với việc vua Lý Thái Tổ mắt.

12 năm sau, vào thời Lý Thái Tông, sách lại ghi một lần Nhật Thực nữa xảy ra vào năm Canh Thìn (1040) và cũng đúng vào ngày mồng 1 tháng giêng. Lần này thì không có chuyện gì, chỉ thấy ghi: “ Vua dạy các cung nữ dệt gấm vóc”.

Có những hiện tượng là chuyện bình thường, nhưng các cụ xưa cũng ghi. Đó là năm Giáp Thân (1044) vua thân đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Đại An vùng Nghệ An sách chép: “ Đến núi Ma Cô, có đám mây tía bọc lấy mặt trời”.

6 năm sau (1075) vào thời Lý Nhân Tông, ở phía bắc nhà Tống gây hấn, vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh trước, phá thành Ung Châu thuộc Quảng Tây. Thắng lợi về, nhưng ở phía Nam, Chiêm Thành lại quấy nhiễu biên giới, sách ghi: “ Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 1 Canh Dần, có Nhật Thực, sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành”.

22 năm sau, cũng vào thời Lý Thánh Tông, sách chép: “ Đinh Sửu năm thứ 6 (1097) mùa thu, tháng 8, sao mọc ban ngày”.

Sao mọc ban ngày, quả là điều lạ, theo tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu viết theo sách “ Lang thang trên dải Ngân Hà”thì vào thời Lý, cũng có hiện tượng sao mọc ban ngày đó là Tinh vân con cua, trong chòm sao Kim Ngưu. Tinh vân này là một siêu sao lớn, vì tiêu thụ nguyên liệu qua nhanh nên đã bùng nổ sáng rực lên, và năm 1054, các quan thiên văn Nhật Bản và Trung Quốc đã phát hiện ra nó, sáng đến nỗi nhìn thấy bằng mắt thường giữa ban ngày trong 3 tuần lễ. Tinh vân này đã bị nổ từ năm 5466 trước Công nguyên. Nhưng vì nó ở quá xa nên phải 6500 năm sau, ánh sáng của nó mới tới trái đất để lọt vào mắt của các nhà thiên văn đương thời…”.

Sự kiện này không thấy ghi trong “ Đại Việt sử ký toàn thư”, nhưng chắc “sao mọc ban ngày” cũng là một siêu sao bị nổ trong nhiều năm trước, mà hồi quang của nó lúc này mới lọt vào mắt các quan thiên văn ở Thăng Long. Hoặc là ngôi sao Kim, mà ban ngày do ánh xạ mặt trời át mất, không nhìn thấy, nhưng một lúc nào đó mây đen che khuất vùng mặt trời, thấy nó thoáng hiện lên ban ngày, nên các cụ ghi “sao mọc ban ngày”. Và nhiều năm, ban ngày sao Kim còn in hình chấm đen trên mặt trời.

Và 1 năm sau, lại thấy ghi: “ Mậu Dần,năm thứ 7 (1098) mùa thu, tháng 8 động đất, sao chổi mọc”.

8 năm sau, sách lại ghi một ngôi sao chổi nữa xuất hiện: “ Bính Tuất, năm thứ 6 (1106) mùa xuân, tháng giêng, sao chổi mọc ở phương Tây đuôi dài khắp nơi. Sao Thái Bạch mọc ban ngày, đại xá cho thiên hạ trừ những người nghịch Đảng”.

Vào 2 năm 1111 và 1117, các cụ cũng ghi 2 hiện tượng rất bình thường như: “ Mặt trời có quầng”và “ Mặt trăng có 2 quầng”.

Sau đó 10 năm, sách lại ghi một hiện tượng mà chắc thời ấy rất sợ: “ Đinh Mùi, Thiên Phù Khánh Thọ năm thứ 1 (1127) tháng 12, sao Thiên Cẩu sa, có tiếng kêu như sấm”.

Thực ra đây chỉ là một thiên thạch rơi từ hướng chòm Thiên Cẩu (còn gọi là chòm Đại Khuyển gần sao Thiên Lang) nó to, nên không cháy hết khi qua tầng khí quyển, xé không khí tạo nên tiếng kêu dễ sợ.

19 năm sau (1146) lại thấy sách ghi có chòm sao mọc.9 năm sau, thời vua Lý Anh Tông, “ Toàn thư”lại chép: “ Ất Hợi, năm thứ 16 (1155) mùa hạ, tháng 5, công chúa Thiệu Dung mất…mùa đông tháng 10, Mộc Tinh phạm Kim Tinh”.

Sao Mộc là một hành tinh khổng lồ có cấu tạo bằng chất khí, là một trong 10 (năm 2003 phát hiện hành tinh nữa là 10) hành tinh trong hệ quay quanh mặt trời. Nó là hành tinh thứ 5 tính từ mặt trời ra. Một vòng quay của nó hết những 12 năm. Còn Kim Tinh (còn gọi là sao Hôm, sao Mai hoặc sao Thái Bạch) là hành tinh thứ 2 của hệ, một vòng quay quanh mặt trời chỉ hết gần 7 tháng (trái đất là 1 năm). Tất cả 10 hành tinh đều quay trên một mặt phẳng, trừ sao Diêm Vương ở ngoài cũng là có quỹ đạo khác.

Mộc Tinh và Kim Tinh ở rất xa nhau, nhưng cùng một mặt phẳng, nên đôi khi có sao trên sao dưới trùng nhau nếu quan sát từ trái đất, tựa như hiện tượng nhật thực - nguyệt thực. Nó không hề gần với số phận và đời sống xã hội. Nhưng các cụ xưa lại ngầm “đổ tội” là phạm vào nhau, mà công chúa Triệu Dung mất.

14 năm sau (1169) vào rằm tháng 3, sách lại ghi có nguyệt thực. và chỉ 5 năm sau (1174) lại thấy sách ghi “tháng 12 có sao chổi mọc ở phương Nam ”

7 năm sau vào thời vua Lý Cao Tông, sách chép “ Tân Sửu, năm thứ 6. Mùa xuân, tháng giêng, thái tử cũ là Long Xướng đem bọn gia thuộc nô lệ cũ làm việc cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn. Mùa hạ, tháng 4, sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm Nam Đẩu, đói to, dân chết gần một nửa”.

Sao Huỳnh Hoặc là sao Hoả nằm trong hệ mặt trời, còn chòm Nam Đẩu (còn gọi là chòm Thần Nông-châu Âu gọi là sao Bò Cạp) thì tuy nó nằm trong dải Ngân Hà có hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng nó ở quá xa, bởi kích thước dải Ngân Hà là 90 nghìn năm ánh sáng. Từ trái đất vào đến trung tâm Ngân Hà cũng xa tới 30 nghìn năm ánh sáng, vì hệ mặt trời ở gần rìa, chứ không phải ở ngoài cùng, trong khí đó 1 năm ánh sáng quy ra bằng gần 1 vạn tỷ km.

Nên từ sao Hoả, lên đến chòm sao Nam Đẩu cũng xa tới vài ngàn năm ánh sáng, thế thì có quan hệ gì đâu? Vì từ trái đất, các cụ thấy sao Hoả ở dưới chòm Nam Đẩu một việc rất bình thường của thiên nhiên, thế mà các cụ xưa suy đoán, vì như vậy mà đói và loạn.

Rồi vào các năm 1183-1188 sách đề chép có nhật thực. Lần 1189 các cụ lại ghi “ Mặt trời, mặt trăng sắc đỏ như máu”. Điều này sai, vì khi mặt trăng ra khỏi mặt trời có nhìn thấy gì đâu mà “đỏ như máu”.

2 năm sau, sách lại chép: “ Tân hợi, năm thứ 6, mùa đông tháng 12 (1191) sao Huỳnh Hoắc phạm vào sao Thái Bạch”.Có nghĩa là sao Kim và sao Hoả có lúc ở cùng một đường thẳng, một chuyện bình thường. Nhưng chắc các cụ ghi với ẩn ý vì năm trước (1190) “ Hoàng thái hậu Đỗ Thị băng”.

Đến năm 1210, vào mùa thu, tháng 7, lại thấy sách ghi “ có sao Chổi mọc”và lần ghi cuối cùng của nhà Lý vào năm 1218 cũng là vào “ Mùa xuân, tháng 3 sao Chổi mọc ở phương Tây”.

Sao Chổi là một hiện tượng thiên nhiên bình thường nhưng bí ẩn kỳ thú. Nó cấu tạo chỉ bằng băng và bụi (không phải thể rắn như đá). Theo các nhà thiên văn, thì quỹ đạo của nó xuất phát từ bên ngoài viền điểm sao Diêm vương. Lúc đầu nó không có đuôi, khi đến gần mặt trời bị hun nóng, khí và bụi phụt ra hình cái đuôi giống như cái chổi. Càng gần mặt trời cái đuôi càng dài. Vào ngày 18 tháng 5 năm 1910. Sao Chổi Halây đến gần mặt trời và trái đất, cái đuôi của nó dài đến nổi quệt qua trái đất, người ta chỉ quan sát thấy khí và bụi rất loãng không hề ảnh hưởng đến sự sống. Và khi nó xa mặt trời, thì cái đuôi ngắn lại rồi mất hẳn. Nhưng người xưa thì rất sợ mỗi khi nó xuất hiện, tưởng như điềm báo một tai hoạ giáng xuống. Vua cũng không giám ngồi ở chính điện để coi triều.

7 năm cuối cùng của nhà Lý, chắc vì sự rối ren thế cuộc, nên không thấy ghi thêm một hiện tượng thiên văn nào nữa. Nhà Lý với 8 đời vua, trị vì được 215 năm, chỉ ghi được 21 hiện tượng thiên văn. Còn hiện tượng rồng vàng thì nhiều, tác giả bài này đã viết ở báo Người Hà Nộisố 41, tháng 10/2005.

Một điều đáng tự hào là vào thời vua Lý định đô ở Thăng Long, cha ông ta xưa đã quan sát sao trời. Trong khi đó, các nhà thiên văn châu Âu đến giữa thế kỷ thứ 16 mới tìm hiểu và quan sát. Nhưng họ quan sát và ghi chép theo khoa học, nên đến nay, họ đã tiến hành những bước dài trong công cuộc chinh phục không gian vũ trụ.

Còn cha ông chúng ta do tầm nhìn hạn chế của thời điểm ấy, nên quan sát sao trời theo quan niệm phường Đông, trọng tâm là quan sát ngũ tinh “Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ” và “Nhị Thập Bát Tú” và 28 vì tinh tú quay quanh sao Bắc Đẩu. Coi sao Bắc Đẩu là “Thiên Tử”, các chòm sao khác phải quay quanh thuần phục Thiên Tử, vì những ngôi sao này có thể quan sát bằng mắt thường.

Ngày xưa chưa có điện, không gian thoáng đãng, ánh sáng nhân tạo không làm át không gian nên những đêm trời quang mây nhìn sao trời rất rõ.

Các nhà thiên văn phương Đông thường gắn quan sát sao trời với số phận con người nơi “hạ giới”. Trong khi chỉ riêng Ngân Hà của chúng ta cũng có hàng trăm tỷ ngôi sao.

28 vì tinh tú mà các cụ xưa quan sát, thì mỗi vùng cũng có nhiều tên gọi ví như: Chòm Kim Ngưu (thì các cụ ở nông thôn lại gọi là chòm ba cô hàng rượu, chòm tráng sĩ…còn châu Âu thì gọi là Hoàng hậu). Sao Mão, thì người Thái gọi là sao Đôi, người Kinh gọi là chùm Tua Rua (kết tinh từ 5 ngôi sao hình trám có đuôi) còn châu Âu gọi là Vê Ga.

Sao Thất, còn có tên là Đại Hùng hay Gấu Mẹ. Và mỗi sao đều có tên riêng, còn các nhà thiên văn đương đại thì gọi tên bằng số, nhiều tên quá, không biết đâu mà lần.

Tự hào biết bao, ngay từ xa xưa, nhất là thời Lý và các triều đại sau Đại Việt sử ký toàn thưđã ghi lại được gần 200 hiện tượng thiên văn. Mặc dầu thời nhà Đinh 12 năm, thời tiền Lê 29 năm (trước thời vua Lý) chỉ ghi lại được 2 lần có hiện tượng nhật thực.

Những hiện tượng này tuy ít giá trị khoa học, vì nó giống như dòng dân gian. Nhưng về lịch sử, ghi chép này đã cho thế hệ sau biết thời điểm nào có hiện tượng thiên văn xảy ra trong quá khứ, để sau này, ngành khoa học thiên văn của nước ta tiến kịp với các nước tiên tiến. Lúc ấy những ghi chép này thật quý giá vô cùng.

Nguồn: Văn hiến, số 10 - 2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.