Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/10/2005 14:46 (GMT+7)

Quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ như thế nào cho hiệu quả

Tiếp đó Nhà nước đã tách hai lĩnh vực quản lý bằng việc thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN và ban hành quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN ở Việt Nam  - (Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996). Đến năm 1999 thì có Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/21999. Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg là Quyết định thay thế Quyết định số 28/1999/QĐ-/TTg.

Ngày 8/8/2005 vừa qua, một bản dự thảo Quy chế bổ sung, sửa đổi Quyết định 64/2001/QĐ-TTg lại được đưa ra thảo luận. Việc bổ sung, sửa đổi này mặc dù có nhiều điểm mới, song trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập, vẫn còn có những điều cần cân nhắc kỹ, mà ý kiến đưới đây, có thể là chưa đầy đủ, song cũng rất đáng để xem xét.

Chúng tôi thực sự vui mừng với chủ trương bổ sung sửa đổi Quyết định 64/2001/QĐ-TTg, vì điều đó nói lên rằng Nhà nước đang ngày càng quan tâm đến công tác tăng cường thể chế quản lý nhằm hoàn thiện và tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho người thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được chia sẻ thẳng thắn một số ý kiến sau đây:

Về thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ PCP (Điều 6, chương III), chúng tôi cho rằng không nên lấy tiêu chí Ngoại tệ để qui định thẩm quyền phê duyệt. Nếu dựa vào tiêu chí Ngoại tệ, sẽ dễ dẫn tới việc đối phó bằng chia nhỏ các khoản viện trợ phê duyệt, gây tình trạng manh mún, không hiểu quả.

Trong phần quy định thẩn quyền phê duyệt viện trợ (khoản 2, Điều 6) có nói: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân (hoặc cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đối với các tổ chức không có cơ quan trung ương) phê duyệt.

Khái niệm “Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân” còn chưa rõ ràng vì: Đây là cơ quan quy định pháp luật, nhưng cho đến nay chưa có văn bản pháp quy nào quy định cơ quan nào là có quan Trung ương của các tổ chức nhân dân. Trong Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 không có khái niệm về tên gọi của Hội và phạm vi hoạt động của Hội.

Như vậy theo Nghị định 88/2003/NĐ-CP, cơ quan Trung ương của Hội cần được hiểu như thế nào? Hiểu theo tên gọi, hay hiểu theo phạm vi hoạt động? Tất cả những sự thiếu chính xác và đồng bộ trên là bất cập, cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp theo đúng tinh thần Nghị Quyết 07-NQ ngày 27/11/2001 về hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị.

Chúng tôi xin được kiến nghị bổ sung Chương II như sau:

Giao chức năng điều phối việc vận động đàm phán cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị - (VUFO) tham mưu và chịu trách nhiệm trước các cơ quan chức năng của nhà nước.

Giao trực tiếp việc thẩm định và phê duyệt các dự án liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ cho các cơ quan ngang bộ như Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam-VUSTA. Vì trên thực tế rất nhiều viện trợ PCP là do các tổ chức KHCN trực tiếp thực hiện.

Giao ký kết trực tiếp các khoản viện trợ PCP cho các đối tác KHCN chịu trách nhiệm như các tổ chức KHCN, các hội, ngành được thành lập trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 81 và Luật Khoa học và Công nghệ.

Đối với việc quản lý nhà nước về viện trợ PCP (Chương III) chúng tôi cho rằng đặc điểm của loại hình viện trợ PCP rất năng động. Ví dụ: Các tổ chức PCPNN rất đa dạng, mỗi tổ chức có các chính sách và quy định riêng. Họ có cái chung là hoạt động tự nguyện và không chủ động về nguồn vốn. Nhiều tổ chức tự đi quyên góp để viện trợ. Có những cá nhân viện trợ bằng những đống vốn tự có của họ.

Tuy nhiên có những loại viện trợ PCP từ các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia như “ các tổ chức xã hội dân sự toàn cầu”. Đối với loại hình tổ chức viện trợ này, Nhà nước cần có giải pháp theo dõi chặt chẽ và kiểm soát kín đáo qua các mạng lưới cộng tác viên quần chúng.

Viện trợ và nhận viện trợ là sự thể hiện những chiến lược ngoại giao nhân dân. Vì vậy, thống nhất trong cách hiểu và trong cả hành động từ nhân dân đến cán bộ, tự vận động, đàm phán đến việc quản lý và sử dụng; từ giám sát đến kiểm tra và đánh giá; từ nâng cao cảnh giác và tự chịu trách nhiệm của mỗi quần chúng nhân dân trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, Điều 9 và 10 của quy chế chưa thực tế. Cụ thể là Bộ kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm điều phối và quản lý các chương trình dự án. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm điều phối và quản lý các khoản chi dự án.

Về việc thực hiện các khoản viện trợ PCP (Chương IV), Điều 16 có nói: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, cơ quan Trung ương của các tổ chức nhân dân có trách nhiệm xác định cơ quan, đơn vị trực thuộc có đủ năng lực làm đầu mối và quản lý viện trợ PCP phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan và địa phương mình”.

Theo chúng tôi hiểu Điều 16 là hoàn toàn đúng so với thực tế hiện nay. Song rất tiếc rằng quy định thì như vậy nhưng Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ số 02/2004/TTLT/BKHĐT-BNV ngày 1/6/2004 tại điểm 2.6 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại quy định “Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối vận động, thu hút điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ PCP của tỉnh”.

Như vậy, nội dung trên của Thông tư 02/2004/TTLT/BKHĐT-BNV không đúng với Điều 16 Quyết định 64/2001/QĐ-TT.Và trên thực tế đã gây khó cho một số địa phương. Chúng tôi đề nghị khi điều chỉnh Quyết định 64/2001/QĐ-TTG, cần làm rõ điều này.

Về điều 17:Về vấn đề miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT theo Luật thuế hiện hành ở Điều 17 của Quyết định 64/2001/QĐ-TTG, chỉ quy định đối với vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải nhập khẩu hoặc mua trong nước là chưa đầy đủ. Đề nghị bổ sung thêm chế độ miễn thuế cả đối với các sản phẩm dịch vụ.

Về điều 18: Điểm 2:Đối với những hàng hóa đã qua sử dụng, quy định “phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước bên tài trợ là hàng hóa còn có chất lượng 80% trở lên” là không thực tế vì, nước bên tài trợ thường không có cơ quan thẩm quyền kiểm tra chất lượng hàng cũ, đề nghị điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Nên có quy định cấm nhập cả những hàng mới 100% nhưng đã quá lạc hậu về kỹ thuật!

Về điều 21: Kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận sử dụng viện trợ PCP:Chúng tôi kiến nghị Điểm 1 và 2 của Điều 21, nên giao trực tiếp cho VUSTA thẩm định, kiểm tra, đánh giá và giám sát theo như tinh thần Quyết định 22/CP của Thủ tướng CP. Như vậy, các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước, vừa thực hiện được chủ trương phân cấp, phân quyền, vừa phát huy lồng ghép chức năng quản lýnhà nước và chức năng phát triểnKhoa học Công nghệ - một chức năng không thể không đề cập trong chiến lược hội nhập của Việt Nam.

 

Nguồn: Gia đình và Xã hội số 154, 155

Xem Thêm

Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.
Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân
Sáng ngày 19/3, tại thành phố Phan Thiết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Thuận (Liên hiệp hội) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân”.

Tin mới

VUSTA TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Ngày 4/3/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại” tại thành phố Đà Nẵng.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Ngày 10/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (LHH TPHCM) tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức trực thuộc và hội thành viên khu vực phía Nam”.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Thanh Hoá: Kiểm tra dự án tại huyện Thường Xuân
Ngày 11/4, đoàn công tác của Liên hiệp Liên hiệp hội tỉnh do Chủ tịch Nguyễn Văn Phát làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng người dân khu vực rừng đầu nguồn huyện Thường Xuân”.
Trà Vinh: 07 giải pháp nâng cao chất lượng Cuộc thi
Trải qua 15 năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan đã tổ chức 12 lần Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh. Đây là một trong những hoạt động sáng tạo và là sân chơi bổ ích dành cho các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...