Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/06/2011 21:14 (GMT+7)

Quản lý bằng giá trị - xu hướng mới của các nước hiện nay

Vậy, điều gì đã dẫn đến những thành công của nền hành chính Xing-ga-po?

Một trong những yếu tố làm nên thành công của nền công vụ Xing-ga-po là các công chức Xing-ga-po đã cùng nhau xây dựng và chia sẻ một tầm nhìn chung vì mục tiêu xây dựng đất nước. Từ tầm nhìn chung đó, họ hướng đến một giá trị chung, một giá trị chi phối tất cả những hoạt động công vụ của tất cả các công chức, giá trị đó chính là "dịch vụ xuất sắc" hay "chất lượng cao nhất".

Thành công của Xing-ga-po cũng chính là việc tạo niệm tin và thúc đẩy những công chức cống hiến công sức, trí tuệ vào công việc của họ. Tất cả công chức của Xing-ga-po làm việc nhằm hướng đến một giá trị chung mà họ đã đặt ra và theo đuổi, coi đó là một sứ mệnh để đem đến những "dịch vụ xuất sắc", những dịch vụ có "chất lượng tốt nhất".

2. Lý thuyết Quản lý bằng giá trị (Managing By Value - MBV), hình thành từ cuối thập kỷ 80 thế kỉ XX từ những nghiên cứu của nhóm chuyên gia về văn hóa tổ chức, đứng đầu là TS.Ken Blanchard (Đại học Cornell, Hoa Kì). Dự án nghiên cứu kéo dài hơn 10 năm đã đúc kết kinh nghiệm thành công của 500 công ty Hoa Kỳ, cùng với việc nghiên cứu triết lý quản lý công ty kiểu Nhật Bản và những nghiên cứu về phương thức phát động sức mạnh quần chúng thông qua triết lý, phong cách của các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc. Dựa trên cơ sở thực tiễn, nhóm tác giả dự án đã viết cuốn sách "Quản lý bằng giá trị" và trở thành cẩm nang cho những nhà quản lý chuyên nghiệp trên thế giới tham khảo. Quản lý bằng giá trị trở thành một bước phát triển mới trong lý thuyết quản lý hiện đại.

Trong phương thức quản lý bằng giá trị, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin được thể hiện trong triết lý hành động gồm quan điểm, phương pháp tư duy và ra quyết định mà các thành viên và những người có liên quan trong một tổ chức chọn làm thước đo để đánh giá các quyết định, là nguồn động lực để thực hiện và là mục tiêu để phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức lựa chọn là chuẩn mực chung để mọi thành viên trong tổ chức hướng tới; là tiêu chí cho những người có liên quan ở bên ngoài đánh giá về tổ chức.

Giá trị của một tổ chức phụ thuộc vào nhiệm vụ của tổ chức đó. Nền tảng của một tổ chức hiệu quả là các giá trị và sứ mệnh của nó. Nền tảng của một tổ chức hiệu quả là các giá trị và sứ mệnh của nó. Một tổ chức phải biết đại diện cho điều gì và hoạt động theo những nguyên tắc nào. Các hành vi tổ chức trên cơ sở giá trị trở thành một điều tất yếu để tồn tại chứ không còn là một lựa chọn triết lý được ưa thích. Khi một tổ chức có bức tranh rõ ràng về sứ mệnh và các giá trị của mình, nó có cơ sở vững chắc để đánh giá các hoạt động và làm cho những hoạt động đó đồng nhất với sứ mệnh và các giá trị đã được xác định.

Giá trị không phải là cái gì đó áp đặt từ trên xuống, mà là cái gì đó để mọi người cùng nhau xây dựng và chia sẻ (còn nếu các giá trị áp đặt từ trên xuống có thể không được mọi người chấp nhận và thực hiện).

Trong một tổ chức, giá trị và triết lý của từng cá nhân không làm nên sức mạnh tổ chức, thậm chí trong nhiều trường hợp, còn là nguyên nhân gây xung đột trong tổ chức. Do vậy, càng có nhiều giá trị ở các cấp độ khác nhau thì càng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và triết lý chung, thống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh của hệ thống. Và quan trọng nhất là các cá nhân trong tổ chức thống nhất được những giá trị chung.

Giá trị thể hiện những đóng góp của tổ chức cho các đối tượng hữu quan và cho xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển, về sự bảo tồn các giá trị đạo đức và nhân văn. Chính những giá trị mà tổ chức và cách thành viên cam kết theo đuổi sẽ thể hiện sự phục vụ cho con người, cho cộng đồng.

Quá trình MBV gồm 3 bước cơ bản:

- Xác định các giá trị: mục đích nhằm lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động mà mọi thành viên trong tổ chức coi trọng, được các bên có liên quan đánh giá cao, phù hợp với sứ mệnh và thể hiện bản sắc của tổ chức.

Những giá trị, triết lý được ban lãnh đạo và các cấp quản lý của tổ chức thảo luận. Mặt khác, những giá trị, triết lý này cũng được thảo luận với các bên liên quan. Việc hợp nhất ba nhóm ý kiến sẽ đưa ra nội dung và hình thức diễn đạt các giá trị, triết lý hành động để lãnh đạo tổ chức phê duyệt.

Về mặt ý nghĩa, quá trình này không chỉ nhằm xác định các giá trị mà còn nhằm đạt được sự đồng thuận; đây cũng là quá trình quán triệt các giá trị trong toàn bộ tổ chức.

- Truyền đạt và quán triệt đến từng thành viên: mục đích nhằm làm cho mọi thành viên hiểu chính xác và đầy đủ về các giá trị, triết lý của tổ chức. Bước này có thể được thực hiện thông qua quá trình truyền thông nội bộ như sử dụng các biểu tượng, tổ chức các hoạt động phổ biến, học tập, hoặc các sự kiện văn hóa. Đây là quá trình biến các giá trị, triết lý của tổ chức thành quan điểm, triết lý hành động của từng thành viên. Chính trong quá trình này diễn ra sự cọ xát giữa giá trị, triết lý của tổ chức với giá trị, triết lý hành động của từng cá nhân, dẫn đến sự điều chỉnh nhận thức, hành vi của mọi thành viên.

- Chuyển hóa các giá trị và triết lý thành hành động và các quyết định: quá trình chuyển hóa được thực hiện song song với quá trình nhận thức nói trên. Sự chuyển hóa ở cấp cá nhân được xác định bằng mức độ nhận thức đạt được ở mỗi thành viên trong tổ chức. Mức độ nhận thức càng cao, con người càng thấm nhuần các giá trị và triết lý, mức độ tự tin, tự nguyện và lòng nhiệt tình càng cao. Sự chuyển hóa ở cấp tổ chức thể hiện ở số lượng người đạt được mức độ nhận thức khác nhau. Số lượng người đạt được mức độ nhận thức như nhau càng lớn thì sự đồng thuận đạt được càng cao, sự nhất quán trong tư duy và hành động ngày càng rõ ràng.

Trong 3 bước nêu trên, bước thứ nhất tập trung vào các giá trị, hai bước sau tập trung vào con người trong tổ chức.

Lý thuyết Quản lý bằng giá trị có thể trở thành một phương tiện hữu hiệu giúp tổ chức hoạt động hiệu quả.

3. Nền hành chính Việt Nam dựa trên hệ thống giá trị nào? Nếu như đặt một câu hỏi cho các công chức của Việt Nam rằng: Ông/bà thực hiện các hoạt động công vụ nhằm hướng đến điều gì? Câu hỏi không dễ trả lời và đương nhiên sẽ có nhiều câu trả lời rất khác nhau.

Cũng có thể nói, ở Việt Nam , một bộ giá trị cho nền công vụ là điều chưa được xác định hoặc nếu có thì những giá trị đó chưa thật sự rõ ràng. Nền hành chính vẫn hoạt động, nhưng mỗi công chức mang trong mình một giá trị riêng khi thực thi công vụ. Hầu như không có một giá trị chung chi phối các hoạt động công vụ của tất cả công chức trong toàn bộ hệ thống hành chính. Hoặc, nếu đã có thì mới là các giá trị được các nhà lãnh đạo và quản lý xác định trên văn bản mà chưa được chia sẻ, truyền đạt hữu hiệu và thực hiện tại các bộ phận của nền công vụ.

Khi bàn về hệ thống giá trị, ở Việt Nam, ngay từ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về một loạt phẩm chất đạo đức cách mạng. Trong đó, Người đã nói về nền tảng được dựa trên 5 ý tưởng đơn giản là: Đức - không làm gì có hại cho nhân dân, cho Đảng; Chính - cam kết thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình; Trí - nhận thức và khả năng thực hiện thành công công việc và tránh hậu quả xấu; Dũng - sức mạnh và lòng dũng cảm thực hiện các nhiệm vụ khó khăn; Liêm - không mưu cầu địa vị hay tiền bạc. Có thể xem đây là 5 giá trị trong công tác trồng người của nước ta và vẫn còn nguyên ý nghĩa giá trị cho đến nay.

Việt Nam đã trở thành một phần của thị trường toàn cầu. Không chỉ những hàng hóa, dịch vụ mà con người và ý tưởng cũng lưu thông dễ dàng. Hiện nay, xã hội ngày càng trở nên có tiếng nói đa dạng và uyển chuyển, do đó, chúng ta cần có một bộ giá trị để gắn kết xã hội. Trước hết, nền công vụ phải đi đầu trong việc duy trì và đề cao các giá trị đó. Và chỉ khi đó, những người Việt Nam bình thường mới cảm thấy tự hào về nền công vụ và tin tưởng vào Chính phủ.

Dưới góc độ xác định giá trị của nền công vụ Việt Nam , chúng ta có thể xác định những giá trị khác để tìm ra những giá trị phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thực sự cùng chung mục tiêu xây dựng và thực hiện một bộ giá trị cho nền công vụ Việt Nam hay không? Điều trước tiên sẽ là cơ hội để thay đổi văn hóa công vụ Việt Nam đề từ đó thay đổi được một vấn đề hết sức cơ bản của mọi tổ chức và mọi nền hành chính, đó là đạt hiệu quả.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.