Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/01/2010 22:06 (GMT+7)

Phát triển hài hoà các phương thức chăn nuôi với các quy mô khác nhau

1. Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi thường có quan hệ với kỹ thuật chăn nuôi. Tuỳ theo kỹ thuật chăn nuôi, có thể phân phương thức chăn nuôi làm hai loại: chăn nuôi truyền

thống và chăn nuôi hiện đại.

1.1     Chăn nuôi truyền thống

Đặc điểm: Chăn nuôi với các kỹ thuật thô sơ (dù là chăn nuôi phân tán ở các gia đình hoặc chăn nuôi tập trung theo kiểu du mục như chăn nuôi vịt thả đồng…)

Ưu điểm: Tận dụng được thứ ăn, vật tư (đất đai, chuồng trại), lao động…

- Góp phần giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người chăn nuôi (đặc biệt là nông dân).

- Bảo tồn được đa dạng sinh học.

Khó khăn và nhược điểm:

Khó khăn:

- Khó áp dụng khoa học kỹ thuật

- Khó khống chế dịch bệnh

Nhược điểm:

- Năng suất thấp

- Sản phẩm ít và không đồng đều (đối với việc chăn nuôi phân tán ở các gia đình).

1.2 Chăn nuôi hiện đại

Đặc điểm: Chăn nuôi với kỹ thuật hiện đại (ở cả 3 loại quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn).

Ưu điểm:

- Có điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật.

- Có điều kiện để khống chế dịch bệnh.

- Năng suất cao, sản phẩm nhiều và đồng đều (đối với chăn nuôi theo quy mô lớn).

Khó khăn và nhược điểm:

Khó khăn:Phải đầu tư thức ăn, vật tư (đất đai, chuồng trại…), con giống…

Nhược điểm:

- Làm giảm tính đa dạng sinh học (do chỉ nuôi những giống có năng suất cao).

- Môi trường dễ bị ô nhiễm (đối với nuôi quy mô lớn)

Để phát huy ưu điểm và khắc phục khó khăn, nhược điểm của hai phương thức chăn nuôi trên, một số nước đang phát triển phương thức chăn nuôi hữu cơ, mà thực chất đó là một phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hiện đại.

2. Quy mô chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi thường có quan hệ với số lượng đầu vật nuôi trong một cơ sở chăn nuôi. Tuỳ theo số lượng đầu vật nuôi, có thể chia quy mô chăn nuôi thành ba loại: quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn.

Ranh giới giữa ba quy mô này thay đổi theo đặc điểm của từng nơi: thí dụ: trong chăn nuôi lợn thịt, thì ở Việt Nam nuôi trên 100 con/ hộ là chăn nuôi quy mô lớn, nhưng ở các nước chăn nuôi phát triển (ở châu Âu, châu Mỹ…) thì đó vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong chăn nuôi bò sữa, thì ở Việt Nam nuôi trên 50 con/ hộ là chăn nuôi quy mô lớn, nhưng ở các nước chăn nuôi phát triển (ở châu Âu, châu Mỹ…) thì đó vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ. Trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp đẻ trứng, thì ở Việt Nam chăn nuôi trên 2000 con/ hộ là chăn nuôi quy mô lớn, nhưng ở các nước chăn nuôi phát triển (ở châu Âu, châu Mỹ…) thì đó vẫn là chăn nuôi quy mô nhỏ.

Cần lưu ý rằng: dù quy mô chăn nuôi là nhỏ, vừa hay lớn đều có thể có hai phương thức chăn nuôi: truyền thống và hiện đại.

Trong thời gian qua (thế kỷ 20), phần lớn các nước có nền chăn nuôi phát triển (ở châu Âu, châu Mỹ) đều tập trung phát triển chăn nuôi hiện đại với quy mô ngày càng lớn. Đó là hướng chủ đạo trong quá trình phát triển chăn nuôi hiện nay của các nước có nền chăn nuôi tiên tiến.

Ở Việt Nam , Nghị quyết số 26 NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: Phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng…. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2008 NQ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã ghi rõ: Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp…Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại công nghiệp.

Như vậy hướng chỉ đạo trong quá trình phát triển chăn nuôi của Việt Nam cũng là: tổ chức các trang trại chăn nuôi theo hướng hiện đại và quy mô ngày một lớn.

Tuy nhiên để ngành Chăn nuôi Việt Nam phát triển một cách bền vững, đặc biệt là hiện nay những người chăn nuôi nhỏ và vừa, theo phương thức chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam đang cung cấp 70 – 80% tổng sản phẩm chăn nuôi; chúng ta không nên coi nhẹ thành phần kinh tế này, không để thành phần kinh tế này bị tổn thương, bị loại ra khỏi sân chơi về chăn nuôi sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO ).

Nghĩa là chúng ta cần hỗ trợ những người chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa theo phương thức chăn nuôi truyền thống phát huy hết ưu điểm, khắc phục các nhược điểm; góp phần vào sự phát triển chăn nuôi chung của cả nước.

Một số biện pháp cần hỗ trợ có thể là:

- Vốn: làm sao để cho những người chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ và vừa tiếp cận được với các nguồn vốn. Thí dụ tổ chức các ngân hàng chăn nuôi kiểu ngân hàng chăn nuôi bò của FAO.

- Kỹ thuật: làm sao để cho những người chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ và vừa nắm được các kỹ thuật tăng năng suất chăn nuôi, bao gồm cả các biện pháp trừ dịch bệnh. Thí dụ tổ chức tốt việc tập huấn kỹ thuật tại cơ sở (làng, bản…).

- Thị trường: Ngoài phần tự cung, tự cấp, cần tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi. Ví dụ, hình thành các vùng sản xuất sản phẩm và xây dựng các Hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.