Phát huy dân chủ, tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
st1\\:* /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable
Trong những năm gần đây,Liên hiệp Hội Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; giáo dục và đào tạo; thông tin và phổ biến kiến thức; phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo; động viên phong trào nhân dân tham gia hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ; tôn vinh trí thức; hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH và CN). Nhất là, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức vào việc hoạch định đường lối đổi mới của Đảng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều ý kiến đóng góp của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao, được Chính phủ và các bộ có liên quan tiếp thu.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam đã chuyển mạnh sang nghiên cứu ứng dụng. Nhiều cán bộ KH và CN có trình độ cao, một số, tuy về hưu nhưng đã tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu ở các hội thành viên. Mỗi năm, có hàng chục đề tài nghiên cứu từ cấp Nhà nước cho tới cấp cơ sở đã được thực hiện ở hội thành viên, các tổ chức KH và CN trực thuộc. Liên hiệp hội từ trung ương đến địa phương đã trở thành cầu nối giữa trí thức với Đảng. Thông qua Liên hiệp Hội Việt Nam, các cấp Đảng và chính quyền có điều kiện lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của trí thức vào các dự thảo văn kiện, quy hoạch phát triển, đề án, dự án lớn… Liên hiệp Hội Việt Nam đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của trí thức với cấp ủy và các cơ quan có liên quan; tổ chức các buổi gặp gỡ giữa cán bộ lãnh đạo với anh em trí thức để trao đổi trực tiếp các vấn đề có liên quan đường lối phát triển đất nước, nhất là về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách đối với trí thức.
Mặc dù, đã có bước phát triển quan trọng, nhưng Liên hiệp Hội Việt Nam mới chỉ tập hợp hơn 1/3 lực lượng trí thức KH và CN trong cả nước; chưa tập hợp được đông đảo trí thức KH và CN, nhất là trí thức trẻ, tríthức trong doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài; nội dung và phương thức hoạt động còn hạn chế, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của một số hội thành viên chưa được quan tâm đúng mức.
Nghị quyết số 20-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI đã chỉ rõ: “Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội, vai trò xung kích của đoàn thanh niên, các tổ chức và cá nhân trong phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ”.
Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ cụ thể nói trên các cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa phương cần có chương trình kế hoạch cụ thể để tăng cường sự lãnh đạo đối với các hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, chỉ đạo chính quyền các cấp bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp Hội Việt Nam ở các cấp thực hiện tốt chức năng của mình.
Liên hiệp Hội Việt Nam cần tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đề xuất và tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn liên quan phát triển đất nước; chủ động hoạt động tư vấn phản biện, giám định xã hội; tiếp tục phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; đa dạng hóa các hình thức hợp tác về khoa học và công nghệ…
Đó là những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam đến năm 2020 trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; góp phần quyết định đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước