Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/06/2005 16:28 (GMT+7)

Phải chăng Lý Thường Kiệt (tức Ngô Tuấn) là cháu năm đời của Ngô Quyền?

Sách này có nêu lên cội nguồn họ Ngô như sau:

Gia phả họ Ngô ghi được từ thế kỷ 7-8 cho biết: Thuỷ tổ là Ngô Nhật Đại, một nông dân ở châu Ái (Thanh Hoá xưa). Ông sinh ra Ngô Nhật Dụ, làm nghề dạy học. Sau đó, hậu duệ là Ngô Đình Thực trở thành một hào trưởng ở địa phương. Ông Thực sinh ra Ngô Mân. Ông Mân được cử làm Thứ sử ở Đường Lâm (Phúc Thọ - Hà Tây) và sinh ra Ngô Quyền (như vậy, Đường Lâm là sinh quán của Ngô Quyền, còn chính quán ở Đồng Phong (T.M nhấn mạnh).

Sách ghi tiếp: Lớn lên, Ngô Quyền về quê, làm nha tướng và là con rể của Dương Đình Nghệ (Lấy bà Dương Thị Ngọc. Gia phả họ Dương còn ghi ba con trai của Dương Đình Nghệ là Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha, Dương Tam Kha (T.M ghi chú thêm)). Về sau Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để tranh chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền đã đem quân bản bộ ở Ái Châu ra giết Kiều Công Tiễn để trả thù cho bố vợ. Sau khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền làm vua được 6 năm. Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập lên nối ngôi nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi. Về sau Dương Tam Kha bị Ngô Xương Văn lật đổ. Xương Văn (em Xương Ngập) lên ngôi, xưng là Nam Tấn Vương và mời anh cùng cầm quyền xưng là Thiên Sách Vương. Gia phả còn ghi Ngô Xương Ngập sinh ra Ngô Xương Xí.

Ngô Xương Xí sinh ra Ngô Xương Ấp và Ngô Ích Vệ (còn có bản chép là Ngô Xương Yên và Ngô Án Ngữ).

Ngô Ích Vệ sinh ra Ngô Hiến và Ngô Tuấn.

Ngô Tuấn chính là Lý Thường Kiệt (vì có công nên được ban họ vua). Nếu đúng như vậy, Ngô Tuấn là cháu 5 đời của Ngô Quyền.

Tác giả Lê Bá Chức ngoài việc tra cứu gia phả họ Ngô ở Đồng Phong còn tham khải thêm một cuốn gia phả của người họ Ngô hiện ở Canada (có cả chữ Hán và bản dịch tiếng Việt) để đối chiếu và khẳng định.

Hậu duệ các đời kế tiếp có ghi Ngô Ma Lư (vợ là Nguyễn Thị Đào) sinh ra Ngô Đô, Ngô Đô sinh ra Ngô Tây. Ngô Tây (vợ là Trinh Thị Kim) sinh ra Ngô Kinh. Về sau Ngô Kinh lên Lam Sơn, được Lê Khoáng (thân phụ Lê Lợi) gả con gái là Lê Thị Mươi cho (như vậy là Ngô Kinh lấy em gái Lê Lợi). Ông Kinh sinh ra được 4 con trai là Ngô Từ, Ngô Đức, Ngô Khiêm, Ngô Thầm.

Ngô Kinh và con là Ngô Từ đều tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi đầu (phụ trách quân lương) nên đều được xếp vào bậc khai quốc công thần. Ngô Từ lấy Đinh Thị Ngọc Kế (con gái Đinh Lễ) sinh được 11 con trai và 8 con gái. Bà Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu vua Lê Thánh Tông là một trong số 8 người con gái ấy. Gia phả còn ghi chị bà Ngọc Dao là Ngọc Xuân cũng lấy vua Lê Thái Tông. Như vậy, cả hai chị em đều là hoàng phi.

Vậy ta nên bàn xem Lý Thường Kiệt có phải là cháu 5 đời của Ngô Quyền như gia phả họ Ngô đã ghi hay không?

1. Gia phả họ Ngô ở Đường Lâm và trong các sử cũ cũng chỉ ghi thân phụ Ngô Quyền là Ngô Mân, không thấy ghi các đời trước. Không lẽ gì một người đã làm vua mà lý lịch lại không ghi ông nội? (gia phả họ Ngô ghi ông nội Ngô Quyền là Ngô Đình Thực).

2. Lý lịch của Lý Thường Kiệt lại còn mơ hồ hơn nữa. Sử sách cũ và cuốn “Danh tướng Việt Nam” (của Nguyễn Khắc Thuần) viết tới 10 trang về chiến công chống Tống, bình Chiêm, coi như đệ nhất công thần thời Lý (đã phục vụ ba triều vua đời Lý) mà cũng chỉ ghi quê ở làng An Xá, sau rời về bãi Cơ Xá (nay thuộc Ngọc Thuỵ - Gia Lâm - Hà Nội). Thậm chí cũng không ghi tên bố và dòng họ, chỉ ghi tên thực là Ngô Tuấn.

3. Xét năm sinh của Ngô Quyền (năm 898) và năm sinh của Lý Thường Kiệt (năm 1019), cách nhau 121 năm. Năm thế hệ cách nhau 121 năm cũng là điều hợp lý, có thể chấp nhận được.

4. Lý Thường Kiệt không có con, chỉ nuôi một người con gái nuôi quê ở Thanh Hoá. Bà này cũng đã từng ra mặt trận để hầu hạ bố nuôi và được thờ ở Đại Yên - quận Ba Đình - Hà Nội. Tại sao con gái nuôi lại ở Thanh Hoá. Phải chăng quê ở gốc tổ ?

Tóm lại, theo thuyết Ngô ích Vệ là thân phụ của Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) như gia phả họ Ngô ở Đồng Phong - Yên Định - Thanh Hoá đã ghi cũng đáng tin cậy. Và cái gen võ tướng trong người Lý Thường Kiệt bắt nguồn từ tài thao lược của Ngô Quyền và các con Ngô Quyền. Và dòng võ tướng này còn kéo dài nhiều đời dưới triều Lê.

Nguồn: Xưa&Nay số 215 tháng 7/2004.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.