Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 31/05/2006 13:47 (GMT+7)

PGS.TS. Chu Hảo - Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức: “Trí thức không được phép thiếu tri thức”

Với xuất hiện chưa đầy một năm, đã thấy có nhiều người nhắc đến NXB của ông, đến những cuốn có sức hấp dẫn bạn đọc mà hoàn toàn không phải là dòng văn học nghệ thuật... Ông đã bắt đầu công việc mới này của mình như thế nào và điều gì thúc đẩy ông dấn thân vào một mảnh đất vốn đang rất đông đúc này?

- Ý định "làm sách" đã hình thành trong tôi từ rất lâu rồi. Suốt những năm làm ở Bộ KH-CN, hàng ngày tiếp xúc với các đồng nghiệp cả trong và ngoài nước, tôi tự nhận ra bản thân mình - một trí thức đấy nhưng vẫn còn thiếu nhiều tri thức quá, cả các bạn đồng nghiệp, lớp đàn em rồi thế hệ sau nữa, có quá nhiều thiếu hụt. Tâm trạng đó xuất hiện rõ nhất trong những dịp ra nước ngoài công tác, đôi khi tôi rất xấu hổ khi các bạn đồng nghiệp nói đến những cuốn sách kinh điển, những vấn đề triết học mang tính thời sự đang tác động lớn đến XH mà chúng ta đều ngơ ngác. Ngay tôi, tuy được đào tạo rất nghiêm chỉnh, sinh ra trong một gia đình có ý thức về văn hoá, có đến 3 ngoại ngữ, chịu khó đọc nhưng vốn ấy không thể đủ để thấu hiểu những tác giả kinh điển.

Vậy mà trong các thư viện của ta, những tác phẩm kinh điển về xã hội học còn thiếu nhiều quá, chỉ vì một lẽ rất đơn giản là có ít người dịch và không có thị trường. Ngay cả những tác phẩm kinh điển của Mác-Lênin được xuất bản rất lâu rồi mà tên người dịch không thấy có. Như vậy có thể thấy lâu nay, vai trò của những dịch giả kinh điển rất lu mờ trong xã hội. Trong khi đó, thị trường sách tự phát đang bùng phát một cách không thể kiểm soát được và hoàn toàn không có quy hoạch để hướng dẫn văn hoá đọc. Tôi không hề có tham vọng là người hướng đạo trong vô vàn khuynh hướng đọc hiện nay. Tôi chỉ dám làm một việc nhỏ là tập hợp được những dịch giả, những người viết có uy tín trong một lĩnh vực hẹp nhưng rất cơ bản là văn hoá, tri thức phổ cập của nhân loại bởi chúng ta bị quá quá chậm (trong hiểu biết) so với bên ngoài.

´ Sự chậm trễ này sẽ có rất nhiều cách giải thích, nhưng theo ông, lý do chính là gì?

- Chúng ta đã phải trả giá về thời gian rất dài cho công cuộc giải phóng giành độc lập dân tộc, với hai cuộc chiến tranh cộng với một thời gian dài nữa bị cô lập về kinh tế. Nên mọi nỗ lực của chúng ta là để tồn tại về mặt vật chất đã, chứ chưa lo đến một tầm nhìn chiến lược cho đời sống văn hoá. Đi ngược lại lịch sử xa nữa, ngay cả trước chiến tranh thì đã có một người có không ít các ý kiến cho rằng nền văn hoá tự thân của chúng ta bị khiếm khuyết rất nhiều và phải tìm mọi cách để phục hưng, cách tân như một cuộc cách mạng dân tộc. Tiêu biểu là các ý kiến của cụ Phan Chu Trinh.

Ông là người nói ra được điều mà ít người nói ra ngày ấy, rằng chúng ta bị lạc hậu đối với các nước văn minh một thời đại, rằng cần phải có một cuộc cách mạng bắt đầu từ văn hoá, giáo dục với khẩu hiệu: "Chấn hưng trí - khai dân trí - hậu dân sinh". Nhưng hoài vọng của ông không thành công bởi ngày ấy chúng ta chưa có một nền độc lập thực sự. VN vẫn là một nước đang bị nô dịch. Nói như vậy để thấy rõ hơn một hiện trạng lạc hậu về văn hoá mà cụ thể là văn hoá đọc của chúng ta do lịch sử để lại. Còn thời buổi bây giờ, người ta hay nói nhiều đến văn hoá nghe nhìn đang thống trị. Nhưng thực ra ở nước nào cũng vậy, sự lấn át của văn hoá nghe nhìn chỉ trong một chừng mực nào đó thôi, càng ngày người ta càng thấy là không gì thay thế được văn hoá đọc.

Các nước phương Tây bây giờ hàng năm họ vẫn tái bản những tác phẩm triết học kinh điển cho dù chỉ bán được dăm bảy trăm cuốn, nhưng họ đã có trên 100 năm xuất bản rồi. Nói gì thì nói, ở nước ta với dân số 83 triệu người mà mỗi đầu sách thường chỉ in ra 1.000 cuốn là điều bất bình thường. Sự bất bình thường đó có thể giải thích là sách của các tác giả trong nước chưa thoả mãn được người đọc, mà sách dịch thì không có hoặc thiếu. Lý do sâu xa nữa là do giáo dục. Nếu chúng ta có một nền giáo dục tốt thì nó sẽ là chỗ dựa vững vàng cho văn hoá đọc.

Nói đến đây bỗng ông im lặng nhìn ra cửa sổ phòng làm việc, nơi có cành cây long não xanh mướt trong tiết cuối xuân rủ một bóng mát, tôi hiểu là câu chuyện đã chạm vào một nỗi bức bối lâu nay. Ông thở dài: "Giáo dục của chúng ta đang là một vấn nạn, từ mầm non cho đến đại học đều có những bất cập rất vô lý mà nó vẫn tồn tại. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hội thảo, đã nói và viết rất nhiều bài báo kể cả với tư cách một công dân. Nhưng nói vậy thôi, cho đến giờ vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào cho hệ thống giáo dục, cụ thể từ nhân sự trở đi. Tôi nghĩ phải có một quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa, dám đương đầu với thực trạng, làm lại từ đầu, từ móng. Thảm trạng của giáo dục không phải lỗi của Bộ Giáo dục, mà là lỗi của các cấp lãnh đạo. Lãnh đạo cao nhất mà quyết làm thì chắc cũng sẽ chẳng khó...". Lúc này tôi chợt nhìn thấy một vẻ mặt khác của ông, một nỗi sốt ruột đến cáu kỉnh.

´ Ông có những ý định rất thực tế rất bức thiết, nhưng xét ra, trước một tình trạng xuất bản và phát hành sách rất hỗn độn như hiện nay, liệu ông có phải là kẻ lãng mạn, phiêu lưu?

- Tôi sẵn sàng chia sẻ với bè bạn về nỗi lo ngại trước những khó khăn chồng chất trong công việc xuất bản hiện nay. Nhưng tôi đã tự khẳng định, trước sau cũng phải làm. Tất nhiên tôi gặp không ít khó khăn. Ban đầu các bạn đồng nghiệp, các học giả rất ủng hộ tôi, nhưng các cơ quan chức năng cho rằng còn nhiều việc khác cần kíp hơn (biết làm sao, mỗi người nhìn theo quan điểm của mình).

Với tôi, tôi thường nói với các anh em đồng nghiệp rằng chúng ta đi quá chậm, chậm so với Nhật  Bản 1,5 thế kỷ - thời Minh Trị họ đã làm những việc này; chậm hơn Trung Quốc 100 năm - chính thời mà cụ Phan Chu Trinh muốn làm mà không làm được. Còn khó khăn về kinh phí cũng đáng kể. Chúng tôi cần khoảng 30 tỉ đồng trong 5 đến 7 năm để có thể xuất bản 500-700 cuốn sách kinh điển. Số tiền không là gì so với một con đường hay một cây cầu phát sinh. Nhưng bây giờ xin phải 2-3 năm nữa mới được thông qua. Được rồi lại phải trả tiền tác giả theo cơ chế hiện hành của Nhà nước, một barem ít thuyết phục với các tác giả. Trong khi yêu cầu chuyên môn ở sách kinh điển với các dịch giả là rất cao.

´ Vậy ông phải có một giải pháp trước mắt cho sự tồn tại của mình?

- Chúng tôi đang cố gắng thành một doanh nghiệp với một mô hình gọn nhẹ nhất. NXB chỉ tập hợp những biên tập viên giỏi còn lại là các cộng tác viên rồi liên kết với công ty phát hành.

´ Mô hình này liệu có giống một nhà XB tư nhân?

- Không hẳn. Vốn ban đầu vẫn của Nhà nước, hơn nữa với Luật Xuất bản hiện nay, để có một đầu sách phải qua rất nhiều bước, rất nhiều đơn vị phải chịu trách nhiệm. Điều này một cơ sở tư nhân khó có thể hoàn tất được.

´ NXB Tri Thức đã có bao nhiêu đầu sách và những dự định tiếp theo liệu có thể hoàn tất?

- Chúng tôi mới có trên 10 đầu sách, công việc tiếp sẽ là dịch sang tiếng Việt hai loại sách kinh điển: 1 là cổ điển từ Platon trở đi, hai là những tác giả hiện đại nhưng có tác động tích cực đến xã hội ví dụ như những tác phẩm về nhận thức luận hoặc tủ sách phổ biến tri thức cho lớp trẻ, diễn giải các tác phẩm cổ điển như sự nhập môn các tri thức tổng hợp v.v... Phải nói là công việc này rất kén bản thảo, kén tác giả. Chúng tôi ra được 10 cuốn nhưng cũng đã phải từ chối 10 cuốn.

´ Lớp trẻ đón nhận những sản phẩm ban đầu này thế nào, liệu họ có thờ ơ trước cơ man các loại sách văn học, nghệ thuật?

- Họ không hề thờ ơ, thật là đáng mừng. Thí dụ cuốn "Bàn về Tự do" rất khó đọc, chúng tôi in 1.500 cuốn. Sau 2 tháng phải in thêm. Hay như cuốn: "Thế giới như tôi thấy" tập hợp những bài nói của Einstein, độc giả rất thích và chúng tôi cũng vừa tái bản.

Ông nở một nụ cười rạng rỡ khi bắt tay tôi làm tôi tin rằng ông sẽ thành công. Ra đến cửa, ông gọi theo để tặng tôi một món quà, cứ ngỡ một cuốn sách mới ra lò mà không phải. Ông tặng tôi chiếc đĩa Concerto số 2 của Chopin. Tôi chợt nhớ ra ông mê nhạc cổ điển từ thời trai trẻ. Và, tôi biết thêm một điều, ông vẫn là một người lãng mạn.

Phó Giáo sư - tiến sĩ Chu Hảo

- Nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ; Phó Chủ nhiệm Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin; Trưởng ban Quản lý khu Công nghệ cao Hoà Lạc.

- Từ 2005: Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam .

- Tổng Biên tập tạp chí Khoa học và Tổ quốc.

- Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức. 


Nguồn: laodong.com.vn

Xem Thêm

Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.