Ông Đào Duy Vượng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Yên Bái: “Một trong những biện pháp (kinh nghiệm) quý là phải tạo ra thật nhiều chỗ làm mới cho người nghèo”*
Từ những công việc đang làm, tôi nhận thấy rằng một trong những biện pháp (kinh nghiệm) quý là phải tạo ra thật nhiều chỗ làm mới cho người nghèo. Các hợp tác xã là những đơn vị kinh tế độc lập, tựchủ, tự nguyện, phi bao cấp đã và đang tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người nghèo (ở Yên Bái, hiện có 233 hợp tác xã và 2.500 tổ hợp tác với gần năm vạn người tham gia, hàng năm giải quyếtcho trên 5.000 lao động có việc làm và thu nhập cố định từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng. Mỗi năm, lập mới 20 đến 30 hợp tác xã, tạo thêm hàng trăm chỗ làm việc mới, chủ yếu là cho ngườinghèo). Vì vậy, đề nghị Liên hiệp hội kiến nghị Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ cho kinh tế tập thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, một lực lượng hùng hậu giải quyết việc làm cho người nghèo, cũng cần được khuyến khích, hỗ trợ phát triển.Còn nhiều dân nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cần hướng dẫn cho họ biết cách câu cá lấy mà ăn, thay vì thường xuyên đưa cá cho họ. Các dự án xoá đói, giảm nghèo cần tránh bao cấp toàn phần, màphải huy động sức dân tại chỗ để họ tự vươn lên ngay tại chính mảnh đất của mình (tôi đã rút kinh nghiệm này qua việc được trực tiếp làm chủ một dự án 327).
TS. Nguyễn Mạnh Đônghi
-----* Trích ý kiến phát biểu tại Toạ đàm “Chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các dự án phát triển cộng đồng và xoá đói, giảm nghèo khu vực miền núi Đông Bắc Bắc bộ” do Liên hiệp hội tổ chức (Lào Cai,ngày 19/01/2005).