Ông “Bảo tồn giống”
Con nhà nông dân nên ông chịu được khổ và không ngại ngùng khi đi du học về lại làm những việc giống hệt cha ông. Khi bà nộihỏi, ông Sự thú thật: “Chăn nuôi bà ạ!”. “Nuôi lợn ư?”. Bà nội cười, ông Sự cũng cười. Khi một vị lãnh đạo Quốc hội đến thăm Viện Chăn nuôi, ông Sự đúc kết: “Anh em chúng tôi cũng là nông dân nhưngthêm ít chữ”.Từ năm 1980, thế giới mới có ý niệm phải bảo vệ giống vật nuôi để bảo tồn đa dạng sinh học. Từ năm 1990, được giao “trọng trách” bảo tồngiống vật nuôi, TS Võ Văn Sự bắt đầu “trường chinh” khắp nơi để đến nay gom được hơn 50 giống gà, lợn, dê, trâu, bò... mà người Việt đã thuần dưỡng. Sở dĩ tên bộ môn của ông có từ “động vật quý hiếm”mặc dù đối tượng chỉ là những con vật... trong vườn, là bởi nói theo các nhà khoa học thế giới, mọi giống vật nuôi đều là sản phẩm của nền sản xuất, nền văn hóa của từng tộc người. “Chúng ta có thểchế tạo được máy bay, nhưng một con ong thì còn lâu mới làm nổi. Để tuyệt chủng đi một giống là để mất đi một nguồn sống. Nếu thế thì thật có lỗi vì một nguồn sống kia, sau này, có thể nhân ra thànhbiết bao nhiêu dòng, giống khác” - TS Sự giải thích. Ông cùng cộng sự đã lấy tâm niệm ấy để thắp lửa lòng đi... bảo tồn giống.
Cứu lợn ỉ, đưa gà Mông xuống núi
Cái sự đi tìm giống vật nuôi đầy phức tạp và gian khổ. Còn nhớ, vào tầm cuối năm 1999, lúc người đời đôn đáo chở hàng ra phố thì TS Võ VănSự lại tay nải lăn lội về các miền quê. Làm gì ư? Ông tìm lợn. Lợn ỉ đen sì, bụng sệ sát đất, da nhăn nheo, chỗ nào cũng bới mà chẳng ngộ độc bao giờ. Khi “vào bếp”, chúng có mùi mỡ rán thơm nức, thứmỡ trắng ngà ấy ăn ngậy béo mà không ngán. Lúc đó, đàn lợn ỉ của Viện Chăn nuôi đã bị đồng hóa nghiêm trọng. Một giống lợn từng có 2 triệu con, tưởng dễ nhưng nay thật khó tìm. Nhiều cụ ông cụ bànông điền biết rằng nó dễ nuôi thật đấy, nhưng năng suất kém. Lợn ỉ thế là dần bị đẩy vào thế diệt vong. TS Sự đã phải bỏ ra 4 tháng trời ròng rã. Xuống Nam Định, tối tìm nhà người dân ngủ nhờ, ngàylại lên đường lân la dò hỏi: “Các bác có biết đâu bán lợn ỉ không?”. Nam Định không có, ông sang Thái Bình, rồi Ninh Bình. Nông dân đi làm sớm, ông cũng phải dậy từ 3-4 giờ, đi quanh làng để nghetiếng lợn đòi ăn, chỗ nào có tiếng kêu nặng chình chịch, nhưng ngắn và gấp là ông tấp vào hỏi: “Nhà ta có lợn ỉ gộc đấy à?”. Có những buổi chiều, nghe người ta mách “nhà ông Hát giữa làng còn mộtcon”, ông tìm bở hơi tai. Nhà khóa cổng, ông ngồi ở chân đống rơm chờ. Sẩm tối, vợ chồng nhà nọ về. “Vâng, bác vào mà xem”. Hăm hở vén mành chuồng lợn. Mặc mùi phân nồng nặc, ông xán lại: Không phải!Đâu phải ai cũng biết đích xác thế nào là giống lợn ỉ, cứ đen đen xâu xấu thì bảo “chắc chắn nhà đấy có”. Song cuối cùng, chuyến đi xuyên 3 tỉnh, hơn 4 tháng trời biền biệt không về nhà đó, TS Sựcũng tìm được giống lợn ỉ pha. Ông móc ví đã xẹp do chuyến đi quá dài mua mấy con, rồi bỏ rọ đèo xe máy về. Nông dân không nỡ “bắt bí”: 20.000đ/kg. Ông Sự thầm thì: “Lúc ấy mình có chút xót xa vì rẻquá. Trong lúc đó, người Mỹ bán một cái áo sơ mi để mặc cho lợn ỉ gốc Việt Nam làm cảnh đã là 20 đôla/cái. Một con lợn ỉ lai Móng Cái của ta ở xứ người giá cũng đến 2.000 đôla/con”. “Tuy vậy, đó chỉlà giống chúng ta còn đến ngày nay, còn giống lợn ỉ đen chính gốc của tổ tiên chúng ta thì đã mất hẳn từ những năm 1960 rồi” - TS Sự nói.
Có 8 giống vật nuôi bản địa của người Việt đã mất đi hẳn như thế. Dòng lợn ỉ mỡ, lợn Sơn Vi, gà Văn Phú... toàn những giống phổ biến ngàyxưa, thịt có vị rất đặc trưng nhưng không có may mắn được bảo tồn kịp thời, nên đã biến mất. “Nhiều dòng gà vịt nổi tiếng ở nước ngoài có mặt tại nước ta như gà Ka-bi, Sác-xô... là sản phẩm tổng hợpcác giống gà nội địa như của ta” - TS Võ Văn Sự bức xúc.
Một chuyến công tác tại Sơn La, ông Sự bất chợt nhìn thấy đàn gà đen kịt ở một bản của người Mông nằm xa tít, mãi cuối huyện Sông Mã. Mừngquá, ông vét túi mua liền. Về đến thị xã, ông Sự phải làm biện pháp an toàn: ra bến xe nhờ chuyển trứng về Hà Nội, cứ chục quả một. Không lô nào bị vỡ, thế là công cuộc “phục hưng” gà Mông bắt đầu.Cho ấp, nở thành công; 10 con gà tiêm một bình vắc xin hàng triệu đồng. Thế nhưng ban đầu chúng cứ lăn ra chết. Giống gà này vốn được người Mông dùng làm thuốc. Trong Hội nghị Dinh dưỡng chữa bệnhtháng 2-1966 tại Malaysia, giới khoa học đã công nhận chúng có khả năng tăng cường khả năng tình dục và có lợi cho người bị bệnh tim mạch. TS Sự biết rõ điều đó, nên cứ liều nuôi. Rồi đàn gà thíchnghi hơn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thấy có dấu hiệu tốt, cho xây chuồng trại... Nay người Hà Nội đã giàu và tự nhiên tiếp nhận giống gà này như là một đặc sản.
Quần chúng hóa, hiện đại hóa, thương trường hóa vật nuôi
Bằng cách “bảo tồn nhân dân” phát triển giống quý bằng chính giá trị kinh tế rồi quảng bá tìm đầu ra, TS Võ Văn Sự đã có những thành côngđầu tiên. Vịt Bầu quỳ, giống vịt của người Thái (Nghệ An), đã theo chân ông Sự xuống với nông dân Thanh Hóa, Quảng Bình, rồi ngược lên tận Sơn La. Ông Sự hy vọng lắm, những giống tốt này sẽ đượcngười sành ăn chấp nhận. Người nông dân có thêm cơ may để tăng thu nhập.
Ông Sự chẳng nề hà gì khi ôm mấy con gà, mấy con lợn ỉ trong lòng, đứng trước máy quay. Con gái ông cười nói: “Bố là tiến sĩ bán gà - suốtngày đi rao”. “Làm khoa học ứng dụng không nghĩ tới tiền thì làm làm gì”. Bao nhiêu nhà khoa học úc, Mỹ đều vậy cả. Ông Sự quan niệm thế. Năm đầu, dăm ba ngày mới bán được một con, ông Sự phải tựsáng tác tờ rơi, cho in màu, rồi đi phát cho nhiều người...
Một chuyên gia nước ngoài từng làm việc ở Viện Chăn nuôi nhiều năm rất ngạc nhiên khi thi thoảng gặp lại được ông Sự tặng một... phần mềm.Cán bộ kỹ thuật chăn nuôi ở những nơi xa xôi thường cũng chỉ biết đến ông Sự “máy tính”. Chẳng là, TS Sự là “đầu têu” của nhiều phần mềm tin học như Vietpig, Vietthorse, Vietpoultry,Vietfeed... Phải hiện đại hóa công việc quản lý công tác giống vật nuôi. Đó là ý tưởng giúp các giống gà, lợn... thuần Việt xuất hiện và được quản lý bằng máy tính tại nhiều cơ sở chăn nuôi ởViệt Nam hiện nay.
Ông Sự cho biết: “Tôi mới thấy giống lợn ỉ Việt Nam xuất hiện trên một trang web của Mỹ. Họ bắt giống lợn đen ngỏm ấy về làm sinh vật cảnhtự khi nào. Dân ta cũng sẽ không quay lưng lại mãi đâu, đến lúc đó, các giống vật nuôi sẽ được bảo tồn bền vững”.
Nguồn: Thế giới mới Ất Dậu 2005, số 622
Con lợn ỉ trong tranh Đông Hồ |