Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 10/11/2011 22:36 (GMT+7)

Ô nhiễm trầm tích biển ở Việt Nam

Nói về tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm mà Việt Namđang áp dụng đối với môi trường trầm tích biển, TS Tiến cho biết: Đất đai có tiêu chuẩn về chuẩn ô nhiễm riêng của Việt Nam . Hoặc về môi trường nước thì mặt nước biển ven bờ Việt Nam có tiêu chuẩn môi trường. Riêng trầm tích biển thì hiện nay chưa có tiêu chuẩn. Trước thực trạng chưa có tiêu chuẩn như thế, tôi sử dụng hai tiêu chuẩn của Canada , nó gắn liền với điều tra bệnh học.

Tất nhiên các tiêu chuẩn đều gắn liền với điều tra bệnh học. Nhưng riêng Canada ngoài điều tra bệnh học còn điều tra về đa dạng sinh học, sự thay đổi các hệ sinh thái. Nó đưa ra khái niệm TEN – giá trị ngưỡng. Và TEN tức là giá trị mà vượt lên trên thì tác động mạnh mẽ tới đặc điểm sinh học của vật chất hữu cơ, trong đấy có nguồn lợi, có con người. Bản chất của tiêu chuẩn Canada là như vậy. Và ở Việt Namchúng tôi áp dụng tiêu chuẩn Canada . Cái nào vượt TEN thì ô nhiễm.

Ở Mỹ thì người ta dùng tiêu chí độc tính của Mỹ. Nó đơn giản hơn. Tại sao phải dùng cả hai tiêu chuẩn? Dùng TEN thì mới có cái đánh giá được chừng mực nào đấy sự thay đổi cấu trúc tế bào của thủy sản. Còn độc tính của Mỹ thì chỉ biết cái đó bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các nguồn lợi, cá tôm… hệ sinh thái đáy biển.

Về giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trầm tích biển ở Việt Nam , ông Tiến cho biết: Mục tiêu là bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn lợi của đáy biển, đặc biệt là nguồn lợi về vật liệu xây dựng. Trong đề tài của chúng tôi có chuyên đề các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường. Chủ yếu là những vùng cửa sông.

Có hai hiện tượng ở cửa sông đối lập nhau nhưng lại kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, hữu cơ. Đáy của cửa sông thì bồi lắng, làm lấp luồng lạch giao thông. Nhưng bờ của cửa sông lại xói lở. Hai việc ấy là hai quá trình đối lập nhau. Thế thì xử lý như thế nào? Ở cửa Ba Lạt và cảng Đình Vũ (Hải Phòng) cứ 10 m 3múc đổ ra thì nó trở lại 4 – 5 m3 theo dòng chảy. Thế thì chúng tôi có kiến nghị là ở vùng cửa sông nên biến việc nạo hút bùn thành vừa nạo hút vừa khai thác vật liệu để san nền.

Ở miền Bắc thì không có vấn đề gì lớn với vật liệu san nền bởi vì có cát ở bờ sông. Riêng với đồng bằng Nam Bộ, ví dụ Sóc Trăng. Năm 2005 sú vẹt lấn biển, lúa lấn sú vẹt. Rồi tôm lấn lúa. Bây giờ đất màu lấn cả tôm lẫn lúa, tức là tính ra nếu anh đào đất màu mà bán thì lợi nhuận cao hơn trồn lúa, nuôi tôm, làm cho đồng bằng bạc màu là vì thiếu vật liệu san nền. Đồng bằng sông Cửu Long không có vật liệu san nền. Chúng tôi kiến nghị các vùng cửa sông tập trung vấn đề giải quyết nạo hút lòng sông gắn với khai thác vật liệu san nền.

Chuẩn bị “đồ nghề đi biển” của nhóm nghiên cứu đề tài

Về vấn đề ô nhiễm, chúng tôi kiến nghị như sau: Thứ nhất, phải đưa việc bảo vệ môi trường vào cuộc sống, tức là chỉ có cách từ trên xuống – top down thì chưa phải mà quan trọng nhất mà phải bottom up – dưới lên. Người dân mà đứng ra quản lý bảo vệ môi trường thì bản thân họ trước hết phải thay đổi vì ô nhiễm môi trường đâu phải do nhà nước mà chính là do người dân. Thế thì phải có sự bảo vệ môi trường, đưa bảo vệ môi trường vào cuộc sống. Giáo dục, nâng cao trình độ dân trí để họ tham gia và bảo vệ môi trường, tham gia quản lý bảo vệ môi trường.

Về mặt kỹ thuật thì phải giảm thiểu tối đa việc xả thải của các khu công nghiệp vùng ven biển, xả thải bừa bãi của các doanh nghiệp chế biến hải sản… Cửa sông Phan Thiết, Bình Thuận vỏ trai, hàu, nghêu… chất thành núi…

Nâng cao chế tài xử phạt đối với khu vực ven biển, đặc biệt quy trách nhiệm cho chính quyền bảo bệ môi trường của địa phương một cách đầy đủ hơn.

Nhìn chung môi trường nước và trầm tích trong 5 vùng trọng điểm - Vịnh Hạ Long, Cửa Ba Lạt, Vịnh Đà Nẵng, Cửa Bảy Hạp, Vịnh Rạch Giá, ngày càng xấu đi. Trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2009 chúng tôi nhận thấy có sự biến động: Hàm lượng trung bình của các kim loại nặng trước năm 1998 đều không cao và bắt đầu tăng cao với mức độ khác nhau từ năm 1998 đến 2004, sau đó có xu hướng giảm. Tuy nhiên mức độ tăng có khác nhau đối với từng nguyên tố, và thời gian tăng ở các vùng khác nhau, các nguyên tố khác nhau thì cũng khác nhau.

Nguyên nhân có lẽ trước năm 1998, mức độ hoạt động kinh tế chưa mạnh, từ 1998 đến 2004 do hoạt động xả thải mạnh hơn nên có sự tăng cao hàm lượng các kim loại nặng và sau năm 2004 do Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường và ý thức của người dân tốt hơn, nên mức độ xả thải ít hơn. Những nhận định trên chỉ là bước đầu, cần phải đầu tư tiếp tục nghiên cứu.

Để bảo vệ và khai thác trầm tích biển, một số định hướng sử dụng, khai thác hợp lý trầm tích biển và giải pháp cho 5 vùng trong điểm như sau:

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Hạ Long theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên vị thế- tài nguyên du lịch- sinh thái, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển cửa sông Ba Lạt theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát san nền nhưng quy mô, vị trí cần phải đánh giá tác động MT và đánh giá tác động MT chiến lược

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Đà Nẵng theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, xây dựng khu đô thị lấn biển và khai thác vật liệu xây dựng.

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Rạch Giá theo thứ tự ưu tiên: bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý trầm tích biển vịnh Bảy Háp theo thứ tự ưu tiên: Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng có quy mô thích hợp.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.