Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/11/2006 14:27 (GMT+7)

Những thủ phạm gây thủng tầng ozon

Ông cho rằng tia tử ngoại đã cung cấp năng lượng để thực hiện các quá trình chuyển hóa giữa các dạng khác nhau của oxi (oxi phân tử O 2, oxi nguyên tử O và ozon O 3. Giữa chúng có một cân bằng mỏng manh đảm bảo sự tồn tại các phân tử O 3 trên tầng bình lưu

3O 2      hv     2O 3

Từ những năm 1950, các số liệu đo đạc đã cho thấy rằng nồng độ ozon thực tế thấp hơn mức cần phải có. Những quan sát gần đây nhất đã cho thấy tầng ozon ở Nam cực đã bị phá huỷ rộng tới 10 triệu kilomet vuông, tương đương với diện tích của cả châu Âu.

Vậy những thủ phạm nào gây thủng tầng ozon?

* Mãi đến năm 1970, một thủ phạm mới bị phát hiện. Đó là các oxit nitơ. Người có công tìm ra thủ phạm này là Paul Crutzen (nhà bác học Đức). Ông đã chứng minh được rằng, các vi khuẩn được đất tạo ra N 2O trơ, có thể bay lên đến tầng bình lưu. Tại đây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, N 2O chuyển thành 2 oxit khác có khả năng hoạt động hóa học là NO và NO 2. Chính những hợp chất NO và NO 2đã chuyển hóa ozon thành oxi phân tử O 2.

Bản thân NO và NO 2, như những chất xúc tác không bị tiêu hao trong quá trình này nên chúng lại tiếp tục phân huỷ tầng ozon. Đến giữa những năm 1970, các kết quả đo lường đã thừa nhận lý thuyết của Crutzen.

* Tiếp theo Crutzen, hai nhà bác học Mỹ là Molina và Rowwland năm 1974 đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ vi khuẩn dưới đất mà cả chất CFC do con người thải vào không khí cũng là thủ phạm phá huỷ tầng ozon. CFC là tên viết tắt của các hợp chất cloroflorocacbon hiện được dùng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sinh hoạt. Chúng có nhiều loại, mỗi loại được dùng trong một lĩnh vực. Ví dụ Tricloroflorometan, thường gọi là CFC - 11 và dicloroflorometan CFC - 12 là hai loại phổ biến nhất, chiếm 80% lượng CFC sản xuất ra. CFC có nhiều ưu điểm, đó là những dung môi tốt, chúng bay hơi nhanh và phân tán chất tan khá đều, chúng không độc, không cháy, không nổ. Vì thế chúng được dùng trong bình xịt nước hoa, chất khử mùi, diệt gián, muỗi, thuốc tẩy làm sạch gương, kính, chất làm sạch bếp lò, dầu bôi trơn....

Trước đây, người ta dùng khí NH 3hay khí CO 2để làm xốp chất dẻo. Ngày nay người ta làm xốp chất dẻo bằng CFC vì chúng trơ với các chất dẻo, tan trong chất dẻo lỏng nhưng không tan trong chất dẻo rắn. Chúng lại có điểm sôi và áp xuất hơi thích hợp.

CFC cũng được dùng làm chất tải lạnh trong các máy điều hòa nhiệt độ và máy lạnh. Ở Nhật bản, CFC còn được dùng làm dung môi để làm sạch mạch in trong công nghiệp điện tử, tẩy mỡ bám trên kim loại, làm chất giặt khô...Tính đến nay, con người đã thải vào khí quyển trên 20 triệu tấn CFC, bình quân khoảng một triệu tấn mỗi năm.

CFC khi thải vào không khí chúng bay lên đến tầng bình lưu ở độ cao khoảng từ 25 đến 30km và bị quang ly theo phản ứng:

CCl 3F tia tử ngoại     CCl 2F + Cl         (1)

Clo nguyên tử có khả năng hoạt động hóa học rất cao nên gây ra chuỗi phản ứng:

Cl + O 3→ ClO + O 2                     (2)

ClO → Cl + O 2                                              (3)

Các phản ứng (2) và (3) được lặp đi, lặp lại. Clo nguyên tử tham gia phản ứng phân huỷ O 3như một chất xúc tác, nó không bị tiêu hao mà chuyển dịch xuống lớp không khí thấp hơn. Dọc đường đi, mỗi nguyên tử Clo phá huỷ hàng trăm ngàn phân tử O 3. Với hiệu suất phân huỷ ozon cao, lượng tích tụ trong không khí lớn nên CFC gây ra lỗ thủng tầng ozon.

Khi mà xuân đến, ánh nắng mặt trời trở lại với vùng cực cung cấp năng lượng nhiều hơn, đẩy mạnh sự phân ly chất CFC thành Clo nguyên tử, nên sự phá huỷ O 3nhanh hơn. Đó là vì sao mức độ phá huỷ tầng ozon xảy ra ở Bắc cực và Nam cực mỗi khi mùa xuân đến ở mỗi vùng, mạnh hơn các vùng ở vị trí vĩ tuyến thấp hơn.

Bằng những số liệu khoa học cụ thể, bằng những lý giải xác đáng, các nhà khoa học trên đã chỉ ra thủ phạm phá hủy tầng ozon bao quanh Trái đất, vốn có tác dụng ngăn chặn các tia cực tím đi thẳng xuống mặt đất bảo vệ sự sống trên Trái đất. Với kết quả của những nỗ lực, nghiên cứu trong suốt hơn 30 năm họ đã được giải Noobel về hóa học năm1995 vì cố nhiều cống hiến trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguồn: Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 4/2006, trang 9.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.