Những sai sót khó tin trong ngành phẫu thuật
Quên bông gòn
Ngày 24/4/2001, bé Soline được phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA tại BV Remiremont (Vosges-Pháp). Sau khi xuất viện bé thấy khó thở, sau đó người mẹ phát hiện bé trong tình trạng bán ngất nên gọi cấp cứu. Bác sĩ tai mũi họng khám và phát hiện một miếng gạc đã bị bỏ quên trong họng bé từ khi mổ đã làm tắc động mạch khí quản và thực quản.
Thụ tinh nhầm
Tại Anh, một cặp vợ chồng da trắng sau khi tiến hành thụ tinh nhân tạo đã sinh ra một đứa con… đen kịt. Nguyên nhân là thầy thuốc đã đưa nhầm tinh trùng của một người da đen vào tử cung người mẹ để thụ thai.
Năm 1993, tại Hà Lan, kết quả thử nghiệm ADN cũng cho biết có sự nhầm lẫn tinh trùng của một người chồng được thụ tinh nhân tạo với một người Hà Lan gốc Antilles. Cuối cùng, cặp vợ chồng da trắng đã phải nuôi hai bé gái da đen.
Quên dao mổ
Bệnh nhân Natalia Dartchitch, 30 tuổi, nhập viện mổ túi mật vào tháng 3/1997 tại Bệnh viện Loutsk. Sau ca mổ, bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội ở lưng và được chẩn đoán là bị viêm màng bụng. Đến tháng 3/2003, qua chụp X quang, một bác sĩ đã phát hiện có dụng cụ phẫu thuật trong bụng Natalia.
Ca mổ lại ngày 27/3 đã lấy ra một lưỡi dao dài… 18cm bị bác sĩ phẫu thuật bỏ quên trong bụng bệnh nhân cách đây 6 năm.
Quên pince
Bệnh nhân Churchsau khi được Trung tâm Y tế Đại học Tổng hợp Washington mổ để cắt bỏ khối u ở bụng vẫn tiếp tục đau quằn quại. Một tháng sau tái khám, bác sĩ khẳng định do hậu phẫu, không có gì đáng lo nhưng đến ngày khám định kỳ, bác sĩ riêng của bệnh nhân mới phát hiện một khối u lớn có hình dạng bất thường.
Qua phim X quang, bác sĩ xác định đó là một dụng cụ nong ổ bụng (pince) dài đến… 32cm. Sau khi phẫu thuật lại lấy pince ra, bệnh nhân hết đau đớn.
Các trường hợp khác
Từ năm 1988 đến nay, Ủy ban Phối hợp về uy tín của các cơ quan y tế Mỹ ghi nhận có tới 136 ca mổ nhầm bệnh nhân hoặc mổ nhầm bộ phận.
Kết quả phân tích 136 ca cho thấy:
- 76% mổ sai bộ phận
- 13% mổ nhầm bệnh nhân
- 11% dùng thủ thuật không phù hợp
Phần lớn các nhầm lẫn trên liên quan tới phẫu thuật chỉnh hình. Bác sĩ Dennis O’Leary, Giám đốc Ủy ban giải thích: “Các bệnh nhân có họ tên giống nhau, phim X quang bị xem ngược, mọi người quá bận rộn và vội vàng khi kiểm tra nên dẫn đến trục trặc”.
Theo BS O’Leary, lỗi này có thể tránh được bằng các biện pháp phòng ngừa đơn giản như bác sĩ chỉ định phẫu thuật dùng bút viết dòng chữ “mổ ở đây” lên cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra, ê kíp mổ cũng nên dành thời gian để xác định có mổ đúng bệnh nhân và đúng chỗ cần mổ hay không.
Nguồn:www.dantri.com.vn22/6/2005