Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 06/05/2014 21:34 (GMT+7)

Những anh hùng trên đồi A1

Sách gồm 23 mục, với 23 đoạn văn ngắn, và truyện ký 185 trang kèm 68 trang phụ lục. Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam viết lời tựa “Lời của người đọc trước”. Ông viết: “Sự ra đi của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mới đây là một nhắc nhở của lịch sử” và “Đọc tập truyện ký này người đọc có thể nhận ra cái tâm trạng có phần sốt ruột của lớp người ý thức được rằng mỗi người trong số họ ra đi là mang theo biết bao nhiêu ký ức; chừng nào những ký ức ấy chưa được trao truyền thì sẽ là những mảng trống không thể bù đắp của lịch sử, của cái gia sản tinh thần để lại cho đời sau”. Nhà sử học khẳng định: “Tuy được xếp vào thể loại truyện ký văn học nhưng giá trị sử liệu và tính chân thực của những điều được thuật lại làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách”.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác thì Tạp chí Văn nghệ quân đội là cái nôi đã nuôi dưỡng nhiều người viết trở thành nhà văn Việt Nam, trong đó có ông, nên ông rất biết ơn Văn nghệ quân đội. Ông đã gửi Tạp chí đăng trước hai bài viết sau rút từ cuốn sách của ông, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

NGUYỄN CHU PHÁC

Song trùng

Hai trăm năm về trước - năm 1754 giặc Phẻ xâm lược đã giết hại đồng bào Thái rất dã man, như chúng lùa trẻ con vào thung lũng - nơi trũng ở cánh đồng Tông Khao, cạnh đồi Độc Lập, Điện Biên Phủ hiện nay rồi tháo nước ngập cho chết hết(1).

Năm 1954 hai trăm năm sau, giặc Pháp ném bom bắn phá giết hại 444 phụ nữ trẻ em ở bản Noong Nhai, Điện Biên Phủ.

Hai trăm năm trước - 1754 Hoàng Công Chất(2) cùng tướng Ngải, tướng Khanh chỉ huy quân đội, gồm người Kinh, người Thái, người Lự và cả người Lào phối hợp tiến đánh giặc Phẻ ở Phú Vàng (tức đồi Độc Lập, Điện Biên Phủ ngày nay) rất ác liệt. Quân ta thương vong nhiều nhưng cuối cùng thắng lớn, chém được Tín Tòng (Phạ Chẩu Tín Tòng). Giặc Phẻ đứa chết, đứa đầu hàng tan tác.

Đầu tháng 5 năm 1754 dưới sự chỉ huy của Hoàng Công Chất quân dân ta thắng lớn đem lại cuộc sống yên bình cho đồng bào Thái và các dân tộc thiểu số khác. Nhân dân biết ơn xây dựng đền Chiềng Lề (ngày nay gọi là Thành Bản Phủ) thuộc xã Noọng Hẹt, Điện Biên Phủ, các đời sau tôn tạo ngày càng to đẹp, còn đến bây giờ(3).

Ngày 7 tháng 5 năm 1954 hai trăm năm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, kiêm Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ huy các đại đoàn chủ lực, cùng đồng bào các dân tộc tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, góp phần giải phóng nửa nước ta.

Báo Pháp nói về tướng Giáp thay đổi cách đánh (1)

Trên báo “Người quan sát mới”, Georges Boudarel và Francois Caviglioli viết ngày 8 tháng 4 năm 1983: Tướng Giáp suýt thua ở Điện Biên Phủ như thế nào...? Bài báo phân tích việc tướng Giáp dám thay đổi quyết định từ “đánh nhanh...” sang “đánh chắc tiến chắc” từ ngày 26 tháng 1 năm 1954. Theo họ, Tướng Giáp đã thay đổi quyết định kịp thời, chính xác. Phải là một vị tướng vĩ đại mới dám thừa nhận sai lầm của mình, mới không khư khư bám lấy một luận thuyết. Trong quân đội Pháp không có một vị tướng nào như vậy.

Mặc dầu ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng nhà báo nói “Tướng Giáp thừa nhận sai lầm” là không đúng. Các cấp chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam thường nhớ một phương châm “Địch thế nào đánh thế ấy, có gì đánh nấy, đánh thế nào luyện quân thế nấy”.

Ở Điện Biên Phủ lúc đầu Pháp có 6 tiểu đoàn, dần dần tăng lên 12 tiểu đoàn, cuối cùng 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội ô tô vận tải, 1 phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Tổng số trên 16.200 quân. Do đó nói quyết định đánh nhanh là sai lầm thì không đúng. Vì lúc đầu địch còn ít quân, công sự sơ sài và hỏa lực chưa nhiều. Sau này riêng hỏa lực ở Điện Biên Phủ tăng lên 31 khẩu đại bác 105 và 155 ly, 32 khẩu súng cối 120 ly và hàng trăm cối 81kg 60 ly... Hệ thống hỏa lực dày đặc chi viện cho nhau rất chặt chẽ, hệ thống hàng rào bảo vệ cứ điểm dày hàng trăm mét, có nơi tới 7 hàng rào vây quanh. Bài báo còn nói: Tướng Giáp có một tài năng quân sự thiên bẩm đã nhận thấy và quyết tâm thay đổi phương châm, tác chiến... cho kéo pháo ra, bố trí lại thế trận.

Khi biết tướng Giáp chuyển cách đánh, Đại tướng Henri Navarre tổng tư lệnh cuối cùng của quân đội Pháp ở Đông Dương (1953-1954) hoang mang, lo lắng nói: “Đây là một nước cờ sáng suốt, hiểm độc và đáng sợ nhất của tướng Giáp”. Navarre rất mong tướng Giáp bỏ ý định giao chiến với quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Tướng Ely hỏi Navarre:

- Ông còn mong giao chiến với tướng Giáp ở Điện Biên Phủ không?

Navarre trả lời:

- Không! Tôi không bao giờ mong nữa.

*

*    *

Từ năm 1965, tôi được điều về công tác tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu và tiếp tục làm thư ký cho tướng Vương Thừa Vũ. Tôi thường được nghe các tướng lĩnh đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ như tướng Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An, Cao Văn Khánh, Vương Thừa Vũ, Hồng Sơn... trao đổi đặt vấn đề:

“Nếu chúng ta thua trận Điện Biên Phủ thì sẽ khánh kiệt gia tài! Các đại đoàn chủ lực không còn nữa, kinh tế kiệt quệ, thì không biết cuộc kháng chiến của ta sẽ đi đến đâu và kéo dài bao nhiêu năm nữa?”

N. C.P

---------

1. Các tư liệu ở mục này lấy từ Vài nét về khởi nghĩa Hoàng Công Chất - Nguyễn Thị Lâm Hảo, Sở VHTT Điện Biên, 2006.

2. Hoàng Công Chất tên thật là Hoàng Công Thư, quê làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thế kỷ 17, một bọn cầm quyền tham lam chiếm đoạt nhiều ruộng đất của dân, thuế khóa đóng góp rất nặng nề, quan lại tham nhũng tràn lan, nhân dân cực khổ. Bên ngoài thì kẻ thù quấy phá, lấn chiếm, bọn cầm quyền nhu nhược, Hoàng Công Chất đã cùng nông dân Thái Bình nổi dậy, đi đến đâu dân theo ngày càng đông. Hoàng Công Chất nêu cao khẩu hiệu “Bảo quốc, an dân”, vì dân vì nước, đánh đâu thắng đó... đến Điện Biên Phủ chiến thắng giặc Phẻ.

3. Tác giả đã ba lần đến Điện Biên Phủ thắp hương tưởng nhớ công ơn tướng Hoàng Công Chất tại đền thờ ở Thành Bản Phủ và đã về Hải Phòng cùng cháu đời thứ 8 của Hoàng Công Chất là Hoàng Văn Khánh và cháu chắt dòng họ Hoàng Công Chất dự ngày giỗ tướng quân.

4. Các tư liệu mục này lấy từ Điện Biên Phủ lắng đọng và suy ngẫm - Phạm Chí Nhân, Nxb Văn hóa thông tin, 1994.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).