Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 04/10/2005 14:33 (GMT+7)

Nhân ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10): Vì sao chúng ta... già?

Thế nhưng, vẫn có 1 câu hỏi đặt ra:  Cái gì làm con người già đi?Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của BS Nguyễn Lân Giác.


Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng lão hóa.


1. Thuyết di truyền có lẽ là thuyết khoa học nhất.
Theo thuyết này thì con người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình - mang trong các "gen". Các gen hoạt động theo thứ tự, bất di bất dịch. Sinh, lão, bệnh, tử. Y khoa đã làm "bệnh" giảm rất nhiều nhưng "tử" thì vẫn còn, tuy có chậm hơn đôi chút.


2. Thuyết mô liên kết (collagen).
Mô liên kết là những sợi đàn hồi (số elastine) đa dạng, là cái nền của tất cả các loại mô trong cơ thể: xương, sụn, gân, da, động mạch lớn nhỏ, các cơ trơn, các bộ phận, v.v... Với thời gian các sợi này mất dần tính đàn hồi... Thuyết này giải thích sự lão hóa của các mô, nhưng xét cho cùng thì cũng do gen "quyết định" cả.


3. Thuyết gốc tự do.
Thuyết này cho rằng các gốc tự do - được giải phóng ra trong tế bào khi tế bào chuyển hóa các axít béo không bão hòa - gây tổn thương các tế bào, làm chúng yếu, già đi... Cần nhận định rằng "gốc tự do" là khí giới của các tế bào (thuộc hệ miễn nhiễm) giúp chúng ta chống trả các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Như vậy có thể hiểu hiện tượng lão hóa - cũng như nhiều bệnh gặp ở tuổi trẻ - là do sự "tẩu hỏa nhập ma" của các tế bào thuộc hệ miễn nhiễm!


4. Thuyết kích tố.
Thuyết này dựa vào nhận xét rằng mọi giai đoạn của đời sống đều do kích tố điều hành. Lúc nhỏ có kích tố tăng trưởng. Từ tuổi dậy thì có các kích tố nam, nữ. Khi sự bài tiết các kích tố yếu đi thì cơ thể già dần. Còn nhiều loại kích tố khác cũng ảnh hưởng tới sự lão hóa, ví dụ như DHEA và Melatonin.


5. Thuyết hao mòn.
Theo thuyết này thì mỗi tế bào có một cái như cái tràng hạt, mỗi lần phân chia thì mất đi một hạt. Khi không còn hạt nào thì phải... "thác về"! Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các tế bào ung thư có khả năng tái tạo các hạt này; họ hy vọng sẽ tìm ra cái bí quyết này rồi sẽ "mách" cho các tế bào bình thường!


6. Thuyết chất thải.
Thuyết này ví cơ thể như một động cơ (lấy năng lượng từ các phản ứng sinh hóa), khi chạy thì thải ra chất cặn (như động cơ nhả ra khói vậy). Chất cặn ứ đọng dần trong tế bào, làm tế bào già yếu đi.


7. Thuyết DNA dị biến.
DNA là thành phần cấu tạo nên gen, mật mã di truyền của mọi sinh động vật. Dưới ảnh hưởng của các "hạt vũ trụ" thường xuyên bay rất nhanh trong không gian vô tận, xuyên qua cả các hành tinh và dĩ nhiên là qua cả cơ thể của chúng ta từ mọi hướng, cấu trúc của DNA có thể bị thay đổi...


8. Thuyết tự miễn.
Theo thuyết này thì sự lão hóa cũng như một số lớn các bệnh của tuổi già là do các tế bào của hệ miễn nhiễm tấn công các tế bào bình thường. Nhưng nhiều người trẻ cũng bị các bệnh tự miễn như bệnh luput, bệnh tiểu đường loại I, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Hashimoto (của tuyến giáp), bệnh Addison(của tuyến thượng thận), v.v... (do sự lầm lẫn của hệ miễn nhiễm).


9. Thuyết virus bướu RNA.
Virus bướu RNA là một loại virus có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào, trà trộn lẫn với các RNA lành của tế bào, làm xáo trộn sự tăng trưởng của tế bào. Kết quả là tế bào già yếu đi.


10. Thuyết stress.
Stress là tình trạng tinh thần bị kích động bởi đời sống nói chung. Một đời sống có nhiều căng thẳng lớn hay nhỏ sẽ làm con người già đi rất mau. Những người sống thảnh thơi thoải mái thường ít bệnh tật và trẻ lâu.


Các thuyết nêu trên chỉ là những giả thuyết nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rằng việc đi tìm nước suối tiên, tìm thuốc trường sinh hay phép lạ nào đó nhằm kéo dài đời sống... là chuyện hão huyền, viển vông! Trong thực tế, hiện tượng lão hóa có thể chỉ là kết quả của sự ăn uống không đúng phép, của tật biếng nhác - nghĩa là thờ ơ với mọi việc và uể oải trong hoạt động thể chất - nhiều hơn là của tuổi tác. Do vậy, một cuộc sống lành mạnh chắc chắn sẽ là phương thuốc hữu hiệu nhất để làm chậm quá trình lão hóa ở mỗi con người.


Nguồn: vnn.vn   1/10/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.