Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 28/05/2005 00:43 (GMT+7)

Nhân ngày môi trường thế giới 5-6: Hoạt động hợp tác quốc tế của Liên hiệp hội về bảo vệ môi trường

Càng ngày, bảo vệ môi trường càng trở thành mối quan tâm toàn cầu, vượt ra ngoài phạm vi của từng quốc gia. Những sự cố bất thường về thời tiết, khí hậu, những tai biến môi trường do thiên nhiên hoặc con người gây ra tại nước này sẽ tác động đến nước khác, sớm hay muộn, trực tiếp hoặc gián tiếp. Tình hình đó đòi hỏi sự hợp tác ngày càng chặt chẽ và hiệu quả giữa chính phủ và nhân dân các nước. Đối với nước ta, sự hợp tác đó càng có ý nghĩa to lớn, như đã được khẳng định tại Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường”


Hội chợ - Triễn lãm Tuần lễ Xanh Quốc tế Việt Nam được tổ chức hàng năm đã thu hút sự quan tâm, chú ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nước trên thế giới

Hội chợ - Triễn lãm Tuần lễ Xanh Quốc tế
Việt Nam được tổ chức hàng năm đã thu hút sự quan tâm, chú ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nước trên thế giới

Từ hơn mười năm nay, cùng với việc phát huy cao độ nội lực, Liên hiệp hội, các hội thành viên và đơn vị trực thuộc luôn luôn coi trọng hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong việc tham gia tổ chức các hội thảo quốc tế, xuất bản các ấn phẩm, mở các lớp tập huấn và đào tạo, triển khai nghiên cứu các đề tài, thực hiện các dự án, các tổ chức hội đã nhận được sự trợ giúp về chuyên môn và nguồn lực của nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế, tổ chức chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ.


Ngay từ năm 1991, với sự tài trợ của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Liên hiệp hội đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc là Trung tâm Nghiên cứu giáo dục môi trường và phát triển (CERED) và Tổng công ty đầu tư phát triển công nghệ và đào tạo (ITECO) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “ Tác động của biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển”. Sự đồng tài trợ của Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO), Tập đoàn YME (Hà Lan) và Công ty MEDICO (Việt Nam) đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc hội thảo khu vực về địa chất môi trườngdo Hội Địa chất Việt nam phối hợp với Cục Địa chất tổ chức. Liên hiệp hội cũng đã phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Hội hữu nghị Okinawa - Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “ Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”. Quỹ tài trợ nhỏ của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Cơ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “ Thiên tai, bão lụt tại các tỉnh miền trung Việt Nam và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội, môi trường”. Hội thảo “ Giáo dục môi trường - kinh nghiệm của CHLB Đức” do Trung tâm Giáo dục và Truyền thông môi trường phối hợp với Viện nghiên cứu độc lập các vấn đề môi trường của CHLB Đức, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tổ chức. Các hội thảo quốc tế đã cung cấp cho các nhà khoa học của Liên hiệp hội những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhiều hiện tượng tự nhiên có quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của các quốc gia, đến cuộc sống của nhân dân các nước.


Sự trợ giúp quốc tế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản và phát hành nhiều loại ấn phẩm định kỳ và không định kỳ với các nội dung về bảo vệ môi trường. Trước hết, đó là kỷ yếu các hội thảo khoa học. Trong số gần 150 tờ báo, tạp chí, bản tin của Liên hiệp hội, các hội thành viên và đơn vị trực thuộc, nhiều cơ quan báo chí thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường. Có thể nêu lên một số ví dụ như Báo Khoa học và Đời sống, các tạp chí Rừng xanh, Kinh tế sinh thái, Con đường xanh, các bản tin Môi trường đô thị, Lâm nghiệp, EVN... Với sự tài trợ của tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường đã tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách “ Việt Nam: Môi trường và cuộc sống” gồm ba cuốn với cuốn sách chính mô tả nội dung chi tiết dày 330 trang, cuốn sách tóm tắt dày khoảng 90 trang và cuốn sách phổ cập dày khoảng 30 trang. Các ấn phẩm kể trên vừa tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, vừa góp phần mở rộng ảnh hưởng, nâng cao uy tín của các tổ chức hội khoa học và kỹ thuật.


Nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, chuyển giao các công nghệ sạch, giới thiệu các sản phẩm sạch, hàng năm Liên hiệp hội tổ chức Hội chợ triển lãm Tuần lễ xanh Quốc tế Việt Nam với các gian hàng của nhiều bộ, ngành, địa phương và hàng chục nước.


Tạp chí “Rừng xanh” với nội dung bổ ích về môi trường dành cho thiếu nhi

Tạp chí “Rừng xanh” với nội dung bổ ích
về môi trường dành cho thiếu nhi

Trong hoạt động hợp tác quốc tế của Liên hiệp hội, các hội thành viên và đơn vị trực thuộc, công tác đào tạo cán bộ đóng một vai trò đáng kể. Các đơn vị do Liên hiệp hội thành lập và hoạt động theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ như Trung tâm Nghiên cứu giáo dục môi trường và phát triển (CERED), Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (EVN) duy trì được thường xuyên quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài và quốc tế. Nhiều hoạt động đào tạo được tổ chức với sự tài trợ quốc tế, như lớp tập huấn về El Nino và La Nina ở Đông Dương do Mạng lưới nghiên cứu biến đổi môi trường Châu Á - Thái Bình Dương trợ giúp về tài chính và chuyên gia. Một số cán bộ của các tổ chức hội cũng có điều kiện tu nghiệp hoặc tham dự các sinh hoạt khoa học về bảo vệ môi trường ở nước ngoài, trong đó có người đã đoạt được học vị Thạc sĩ.

Trong hoạt động hợp tác quốc tế của Liên hiệp hội về bảo vệ môi trường, việc triển khai các đề tài, dự án là một trong những trọng tâm xuyên suốt. Đi đầu trong hoạt động này làHội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam với các đối tác quốc tế như Chương trình phát triển (UNDP), Chương trình môi trường (UNEP) của Liên hợp quốc, Tổ chức phát triển quốc tế của Thuỵ Điển(SIDA)...Bên cạnh các tổ chức quốc tế, Hội KHKT Lâm Nghiệp hợp tác với các tổ chức của nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Bỉ, Anh, Mỹ, Canada trong việc thực hiện các đề tài, dự án phụcvụ bảo vệ môi trường ở trong và ngoài nước. Nổi bật trong số này là các dự án “ Phục hồi, tái sinh rừng giẻ” (UNDP), “ Phục hồi rừng tràm Cà Mau” (JOFCA của Nhật Bản), “ Quản lý rừngbền vững và chứng chỉ rừng” (Quỹ Ford của Mỹ). Được sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP-SEF/SGP), Liên hiệp hội Thanh Hóa triển khai dự án “ Xây dựng mô hình sử dụng bền vững rừngluồng bản địa tại xã Nguyệt ấn, huyện Ngọc Lạc”, trong khi Liên hiệp hội Hà Tĩnh thực hiện dự án ” Xây dựng mô hình cộng đồng kiểm soát và ngăn ngừa hiện tượng hoang mạc hoá tại xã Thạch Đỉnh,huyện Thanh Hà”. Quỹ Môi trường toàn cầu cũng giúp đỡ Trung tâm Công nghệ hoá học và môi trường trực thuộc Liên hiệp hội Việt Nam triển khai dự án VN/03/005: ” Xây dựng mô hình trình diễn xửlý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng và bao bì sau sử dụng, góp phần hạn chế sự phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP’s) ra môi trường”. Trong quá trình phấn đấu bền bỉ xây dựng 17làng sinh thái và nhiều vườn sinh thái cho đồng bào ở các tỉnh Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Quảng Trị..., góp phần phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo, Viện Kinh tế sinh thái đã nhậnđược sự giúp đỡ có hiệu quả của Hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) và Tổ chức công giáo vì sự phát triển và chống đói nghèo (CCFD).

Những hoạt động kể trên có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường, đồng thời cũng góp phần phát triểnquan hệ quốc tế của Liên hiệp hội, các hội thành viên và đơn vị trực thuộc.

PGS.TS Tô Bá Trọng*
* Uỷ viên Đoàn Chủ tịch HĐTW Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.