Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 01/10/2008 16:15 (GMT+7)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và những bài ca về người phụ nữ Việt Nam

Cho đến bây giờ, dù rằng cuộc sống có nhiều đổi thay, những cảm nhận về âm nhạc cũng có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm hồn của những người Việt Nam nhiều thế hệ hẳn sẽ không bao giờ quên những âm hưởng, những giai điệu ngọt ngào của các ca khúc như “Mẹ yêu con”, “Bài ca người phụ nữ Việt Nam”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”,hay “Dáng đứng Bến Tre”v.v... Có thể nói, tất cả những ca khúc đó đều khắc họa một cách sinh động hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” với một tình yêu nồng cháy và lòng trân trọng tự hào đáng cảm phục. Trong một lần trò chuyện với giới báo chí, ông đã từng tâm sự rằng: “Đề tài phụ nữ là nguồn cảm hứng vô tận với tôi. Xưa nay, người ta vẫn cho rằng phụ nữ là phái yếu. Nhưng nhiều khi chính sự mềm mại, dịu dàng lại là đòn bẩy lợi hại, tạo nên sức mạnh lớn lao khiến ta phải mến yêu, kính phục”. Có lẽ chính từ tình yêu và lòng kính phục đó đã làm bật lên trong mạch cảm xúc của ông những giai điệu lắng sâu hồn người, thấm đẫm tình người. Nhịp sống của cuộc sống hiện đại có gấp gáp, vội vàng đến đâu, có làm cho con người ta quên đi nhiều thứ, nhưng ai cũng sẽ cần những phút giây thư giãn, những phút giây trở lại với chính mình. Có gì quí hơn, có gì hay hơn trong những lúc như vậy, họ sẽ tự ngâm nga, hay sẽ được nghe đâu đó một âm thanh dịu nhẹ cất lên: “Mẹ thương con con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng. Chín tháng so chín năm kháng chiến gian khó tính khôn cùng... à a à..ơi...”(Mẹ yêu con).Ta đắm say trong lời ca bởi lời ca nghe như tiếng ru hời. Những tiếng ru có từ ngàn xưa, những tiếng ru biểu hiện sự âu yếm của tình mẹ con. Cũng chính nhạc sĩ đã từng trải lòng mình rằng : Bài ca được bắt đầu bằng tiếng ru hời. Tiếng ru hời chính là cội nguồn của ngôn ngữ âm nhạc, là cái gốc của hát ru. Vậy, nguồn cảm hứng nào giúp nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết nên ca khúc này ? Xin hãy lắng nghe lời tâm sự của ông: “Năm 1954, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, trong niềm vui lớn lao được sống trong khung cảnh đất nước tự do, độc lập, tôi còn có thêm niềm sung sướng được đón đứa con gái vừa chào đời. Tôi viết bài hát này với nỗi niềm hân hoan trước hạnh phúc của mình, đồng thời lồng trong tình mẫu tử thông thường là hình tượng bà mẹ Tổ quốc đã làm nên lịch sử dân tộc...”. Không những thế, tác phẩm “Mẹ yêu con”còn mang rất nhiều ý nghĩa đối với sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ như khẳng định thêm tay nghề tinh diệu trên lĩnh vực ca khúc nghệ thuật của ông, khẳng định con đường tiếp thụ vốn âm nhạc truyền thống một cách sáng tạo, khẳng định sự hòa nhập và hòa nhịp với nhân dân để nói lên tiếng lòng của con người Việt Nam vào một khúc ngoặt lịch sử; đồng thời cũng hé mở một hướng đề tài, một cảm nhận mới: người phụ nữ Việt Nam đương đại. Từ đó về sau, ông đã viết thêm một loạt tác phẩm về đề tài này. Ngoài những ca khúc đã kể trên, ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng của những người phụ nữ trong “Tiếng hát bản Mèo”, “Tiễn anh lên đường”, “Bà mẹ Hải Dương”, “Em làm tín dụng”...Ca khúc “Bài ca người phụ nữ Việt Nam ”ngay từ khi vừa ra đời đã được công chúng- nhất là giới nữ, đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người gọi đó là bài “Phụ nữ ca”. Tuy ca khúc được viết theo đơn đặt hàng, nhưng với tình yêu nồng cháy của mình, nhạc sĩ đã vận dụng nét nhạc dân tộc cổ truyền theo lối lẩy Kiều để đưa vào tác phẩm nên sức sống của ca khúc rất lâu bền.

Đặc biệt, trong biết bao cung bậc, biết bao nỗi niềm của cuộc sống, thì bên cạnh những ca khúc mang những âm điệu, âm hưởng dân ca, trong âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vẫn luôn vang lên những ca khúc “rực lửa”. Xưa nay, đến với các đơn vị bộ đội, chúng ta được nghe những giai điệu của các ca khúc như “ Tấm áo mẹ vá năm xưa”hay “Dáng đứng Bến Tre”của ông. “Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc. Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc, quần nhau với giặc, áo con rách thêm nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo ...”.Nhạc sĩ bồi hồi nhớ lại : “Năm 1973, trong chuyến đi công tác ở Hà Bắc, tôi được nghe kể lại, cách đây mấy năm, các mẹ các chị trong hội phụ nữ cứ tối tối lại đến các trận địa pháo để thăm hỏi, vá lại quần áo cho các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu với máy bay Mỹ. Nhiều mẹ đã già, mắt mờ, tay run mà vẫn cặm cụi vá áo trong ánh đèn dầu hiu hắt. Tôi đã tìm gặp những người mẹ ấy và thấy có một người rất giống mẹ ruột của tôi. Chợt nhớ ngày tôi đi bộ đội và những lần được về thăm nhà, mẹ thường chăm sóc, vá lại quần áo cho tôi. Mẹ cũng hay thăm nom, vá lại quần áo cho các chiến sĩ đóng quân trong làng. Cứ nhớ về mẹ là lòng tôi lại thấy rưng rưng. Hình ảnh mẹ tôi cũng là hình ảnh của tất cả những người mẹ trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Tôi đã sử dụng chất quan họ cho ca khúc này, vì Hà Bắc là quê hương quan họ”.

Ca khúc “Dáng đứng Bến Tre”- Một ca khúc mang đậm chất liệu dân ca Nam bộ và hiển hiện trong đó là hình tượng của người phụ nữ, những người con của quê hương tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. Giai điệu sâu lắng, êm dịu giàu chất trữ tình nhưng cũng mang hơi thở của hùng ca. Vẻ đẹp hiền dịu của người con gái Bến Tre tiêu biểu cho vẻ đẹp của tất cả những người phụ nữ trên mọi nẻo miền quê: “Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió...có phải người còn đó là con gái của Bến Tre ...Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về...(i) những con người làm nên Đồng Khởi (...) Ơi! Tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre...”.Ngày nay, “Dáng đứng Bến Tre”vẫn còn lưu dấu ấn như có thần, có hồn đầy chất liệu của cuộc sống hiện thực vút lên, ngân vang. Tài năng thiên phú đó nằm trong khối óc của ông, ủ trong lồng ngực nơi trái tim đầy thương yêu và nhân hậu của ông, và tỏa sáng nơi đôi mắt Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ... để rồi kết đọng và thăng hoa thành những dòng âm thanh làm say đắm lòng người.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Vĩnh Long: Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra và Quản lý sở hữu trí tuệ
Ngày 6/9, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nội Vụ, Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu Trí tuệ Quốc tế đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức hội và Quản lý tài sản sở hữu trí tuệ của cơ quan hội, đơn vị công lập và ngoài công lập”.
Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.