Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/11/2005 14:22 (GMT+7)

‘Nhà triền dốc’ và vấn đề khí trường

Hình thể địa lý Việt Namchính là một bán đảo tiếp giáp biển đông từ Bắc chí Nam với phía Tây là dãy Trường Sơn dài xuyên suốt. Chính vì thế mà “nhà triền dốc” rất phổ biến tại nước ta. Kể cả những thành phố lớn như Hà Nội, Huế,… vẫn luôn có những ngôi nhà nằm trên triền dốc.


Lợi thế đầu tiên của “nhà triền dốc” là dù lớn hay nhỏ vẫn có được một vị trí trên cao, do đó rất mát mẻ và thông thoáng. Có rất nhiều ngôi nhà còn có thể ngắm được cảnh đẹp. Lợi thế kế tiếp của loại nhà này là dễ có sự độc lập và yên tĩnh. Vì đối với vùng có nhiều đồi núi, để tìm một cuộc đất bằng phẳng, rộng rãi để làm nhà thì chưa hẳn là việc dễ dàng. Chính vì sự độc lập và yên tĩnh này, nên khi có một cuộc đất rộng thì người ta thường xây chùa, nhà thờ, và những khu nhà nghỉ mát hoặc làm nơi an dưỡng.


Nhà được xây dựng ven sườn núi, sườn đồi, sườn dốc đã có từ rất lâu đời. Và thuật phong thuỷ ngày xưa đã chú trọng rất nhiều về loại nhà này. Người xưa khi xây dựng nhà cửa, thôn xóm ở vị trí trên cao là để đề phòng thú dữ. Cho đến khi kiến trúc phát triển thì mới xây dựng lên những đền đài, thành trì, để phòng thủ trong việc chiến tranh. Chính vì thế mà những thuật ngữ trong phong thuỷ như “thành môn” (cổng thành), “ỷ thế sơn thần” (dựa lưng vào thế núi), “Châu bảo tuyến” (đường dẫn đi thông suốt), “Hoả khanh tuyến” (đường bị chận kín để tránh hiểm hoạ)…vẫn còn được lưu truyền.


“Nhà triền dốc” tuỳ theo từng vùng, từng địa phương. Cũng tuỳ theo vị thế, phương hướng, độ cao, độ dốc… của mỗi ngôi nhà mới có thể định được “Hung” hay “Cát” theo thuật phong thuỷ. “Hướng khí” là loại khí trường rất mạnh đi theo hướng gió tuỳ theo từng mùa trong năm là một trong những yếu tố. Kế tiếp, “Địa trường” là loại khí trường do núi đá phát sinh cũng mạnh không kém, chi phối vào loại nhà này. Nếu so vị thế nhà vùng cao và nhà đồng bằng, thì nhà vùng cao khó an toàn hơn nếu sai vị trí, thiếu vị thế, và không phù hợp phương hướng…Sau đây là một số thông tin về “nhà triền dốc” để các bạn có thể tham khảo thêm:


- “Nhà triền dốc” khi hướng ra mặt biển,
thì khoảng cách an toàn là phải xa bờ biển từ hai cây số trở lên. Nếu bạn ở quá gần thì dễ gặp những vấn đề rẳc rối đến sức khoẻ. Nếu ngôi nhà của bạn gặp trường hợp này, thì bạn nên đổi hướng cửa ra vào. Cửa sổ nào quay hướng ra bờ biển thì chỉ nên lấy đủ ánh sáng và đừng làm rộng quá, và nhất là bạn đừng mở thường xuyên. Điều quan trọng nhất là toàn bộ vật liệu làm nhà, bạn nên hạn chế sử dụng những vật liệu bằng kim loại.


- “Nhà triền dốc” khi đối diện với một ngọn núi,
một dãy núi, một ngọn đồi, một ngôi nhà cao tầng… cho dù là nhà hướng nào, thì bạn cũng phải nhìn thấy được mặt trời lặn nơi phía chân trời, thì mới được gọi là hướng tốt. Nếu hướng nhà của bạn không thể nào chứng kiến được thời điểm của hoàng hôn hay bình minh, thì bạn nên khai rộng cửa để đón “Dương khí”, và đừng nên làm nhiều cửa sổ để hạn chế bớt “Âm khí”.


- “Nhà triền dốc” khi đối diện với một rừng cây,
hay một khu nương rẫy là điều tốt nhất. Còn nếu hướng nhà đối diện với một ngọn đồi trọc hay một khu đất trống thì bạn cũng phải đổi hướng cửa. Nếu không thể đổi hướng cửa thì bạn nên khai thêm cửa hông hoặc cửa sau.


- Những “ngôi nhà triền dốc” đều có một đặc điểm chung là nên
làm gian bếp lớn và rộng rãi.Nếu là bếp nhỏ, bạn nên làm hai bếp ở hai vị trí khác nhau. Nếu nhà đã có máy sưởi hay lò sưởi thì bạn nên sử dụng một bếp mà thôi. Nếu nhà quá nhỏ, ban nên thắp một bóng đèn đỏ nơi khu vực bếp vào ban đêm.


- “Nhà triền dốc” nên được toạ vị trên một con dốc càng dài, càng tốt. Nếu dốc quá đứng thì lưng nhà phải tựa lưng vào vách núi, hay phải có nhiều ngôi nhà khác bao quanh. Nếu ngôi nhà bạn đứng trơ trụi, thì bạn nên xây phía sau nhà một bức vách dài và cao để hạn chế bớt sự xung khắc của khí trường . Các bậc thang bên ngoài ngôi nhà nếu có, thì cứ chín bậc nên đổi hướng một lần.


- “Nhà triền dốc” cho đến nay vẫn luôn là một đề tài tranh cãi của nhiều phái phong thuỷ. Thực sự ra thì rất nhiều nhà phong thuỷ thường luận về “thế” chứ ít khi luận về “khí”. Trên thực tế, “nhà triền dốc” vẫn giống như bao nhiêu ngôi nhà khác, là nên dùng luật tương sinh, tương khắc của Ngũ hành khí thì sẽ có được nhiều hiệu quả hơn.


Nguồn: Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 41(113
)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.