Nhà toán học Nga giải thành công bài toán Thiên niên kỷ mang tên
Bài toán Poincare là một trong những bài toán phức tạp nhất mà Viện Toán học Clay của Anh treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai tìm ra lời giải. Grigori Perelman là Cộng tác viên khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Toán - Vật lý, Viện Toán học Saint Peterburg mang tên Steclov. Theo quy định của Hội đồng cố vấn khoa học của Viện Toán học Clay, lời giải bài toán của Poincare phải được công bố trong một tạp chí khoa học có uy tín. Ngoài ra, theo quy định của Viện này, quyết định tặng giải thưởng phải được cộng đồng các nhà toán học thông qua, nghĩa là trong vòng 2 năm sau khi công bố, không ai có thể bác bỏ được lời giải đó.
Các chuyên gia cho rằng, lời giải bài toán Poincare của Grigori Perelman là bước phát triển đột phá trong toán học, cho phép mô tả các quá trình vật lý vô cùng phức tạp trong không gian ba chiều và tạo ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển công nghệ máy tính topo. Thậm chí, nhờ phương pháp của Grigori, giờ đây chúng ta có thể tìm ra lời giải thích chính xác về ý nghĩa của thuyết phong thủy, nghĩa là bí quyết về tác động của các cấu hình vật thể lên không gian sinh tồn của con người. Phương pháp giải bài toán của Poincare do Grigori Perelman đưa ra sẽ mở ra một hướng mới trong sự phát triển bộ môn hình học và topo học.
Nhà Toán học David Hilbert là người đầu tiên đưa ra danh mục các bài toán thiên niên kỷ vào ngày 8/09/1900, gồm 23 bài, để các nhà toán học giải quyết trong thế kỷ XX, trong đó có bài toán Fermat đã 358 năm nay chưa ai tìm ra lời giải. Năm 1994, nhà Toán học Anh Endrew đưa ra lời giải cho bài toán này, nhưng rút cuộc lại là lời giải sai. Theo gương David Hilbert, nhiều nhà toán học đưa ra các bài toán khác để loài người giải trong thế kỷ XXI, trong đó có bài toán của Poincare.
Nguồn: Khoa học và Đời sống, Số 78 (1796), 30/09/2005