Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/04/2006 00:24 (GMT+7)

Nhà rông hay “Nhà rông văn hoá”?

Đến 1999, khái niệm này lại xuất hiện (trong kỷ yếu hội nghị chuyên đề “ Nhà rông - Nhà rông văn hoá - thực trạng và giải pháp”. (Sở VH - TT tỉnh Kon Tum). Vậy “Nhà rông” và “Nhà rông văn hoá” khác nhau ra sao?

Nhà rông không chỉ là một sản phẩm văn hoá độc đáo được nhân dân các dân tộc Bắc Tây Nguyên sáng tạo ra từ lâu đời mà còn mang sắc thái địa phương rất rõ rệt. Nó đã như một biểu tưởng của Tây Nguyên.

Nói đến Tây Nguyên người ta thường nghĩ ngay đến nhà rông. Song ít ai biết rằng nhà rông có 2 kiểu khác nhau: Nhà rông nóc cao và nhà rông nóc thấp giống như nhà ở.

Có dân tộc chỉ có một kiểu nhà rông nóc cao như dân tộc Gia-rai hoặc chỉ có nhà rông nóc thấp như dân tộc Brâu. Nhưng có dân tộc có cả hai kiểu nhà rông nóc cao và nhà rông nóc thấp như dân tộc Ba-na, Xơ-đăng.

Cũng là nhà rông nóc cao nhưng ở mỗi dân tộc lại có những nét riêng. Về kết cấu bộ khung nhà và hình dáng của ngôi nhà cũng có sự khác biệt. Nhà rông nóc cao của dân tộc Ba-na, có chiều ngang hẹp, nóc vươn cao bay bổng thanh thoát… Nhà rông Xơ-đăng và Gia-rai chiều ngang rộng hơn, nóc thấp hơn, nhưng không vì thế mà kém phần hoành tráng.

Nhà rông nóc thấp giống như nhà dài của người Ba-na ở An Khê, bộ khung rất đặc biệt, dường như “độc nhất vô nhị”.

Nhà rông dân tộc Giẻ-Triêng, từ kết cầu của bộ khung đồng bào đến hình dáng bên ngoài không khác gì ngôi nhà ở.

Chỉ điểm sơ qua như vậy để thấy nhà rông các dân tộc ở Tây Nguyên không hoàn toàn giống nhau. Cho nên không thể lấy một cái nào đó làm mẫu số chung, làm đại diện cho nhà rông của mọi dân tộc. Làm lại nhà rông phải giữ nguyên mẫu, không thể thêm bớt cái này, cái khác. Nếu không thế thì chỉ một lần “sao” đã “thất bản” rồi. Hoặc nó sẽ trở thành một cái gì khác chẳng giống ai. Điển hình là trường hợp nhà rông của đồng bào Brâu và Gia-rai mới được xây dựng gần đây, không giống nhà rông Brâu, cũng không giống nhà rông Gia-rai và càng không giống nhà rông Ba-na. Đó chỉ là sản phẩm của sự “sáng tạo” tuỳ tiện hoặc do sự thiếu hiểu biết những đặc điểm của nhà rông các dân tộc. Nếu cứ cái đà này không hiểu rồi đây nhà rông Tây Nguyễn sẽ ra sao, ó lẽ lại là nhà có chóp, thậm chí còn nhiều chóp cho có vẻ hiện đại.

Phần lớn bài viết trong kỷ yếu đã dẫn, các tác giả có đề cập đến chức năng của nhà rông, nhưng còn phiến diện, sơ sài, chung chung, thiếu cụ thể nên chưa nói lên được giá trị văn hoá của nhà rông, truyền thống văn hoá chứa đựng ở nhà rông.

Trong cuốn Nhà rông các dân tộc Bắc Tây Nguyên của Nguyễn Khắc Tụng và Nguyễn Hồng Giáp, NXB KHXH, 1991 đã nêu ra các chức năng của nhà rông như sau:

* Chức năng quản lý buôn làng: Nhà rông như là trụ sở của bộ máy quản trị của buôn làng; một trung tâm chỉ huy chiến đấu; chỉ đạo sản xuất, cũng là một hội trường lớn của buôn làng.

* Chức năng đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ: Nhà rông như là một nhà tập thể của những người con trại tại buôn làng; một trường học của thanh thiếu niên nam; một câu lạc bộ của buôn làng.

* Chức năng bảo tồn truyền thống và thực hành những nghi thức tôn giáo - tín ngưỡng.

* Nhà rông một trung tâm cộng cảm.

Nội dung cụ thể của từng chức năng, xin xem sách đã dẫn.

Thông qua các chức năng vừa nêu, rõ ràng nó gắn liền với truyền thống văn hoá của các dân tộc là chủ nhân nhà rông. Không nghi ngờ gì, nhà rông là nhà văn hoá của các buôn làng Bắc Tây Nguyên.

Có người cho rằng: “Nhà rông là biểu tượng văn hoá làng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” (Phạm Cao Đạt trong kỷ yếu đã dẫn) hay “Nhà rông, nơi hội tụ văn hoá truyền thống, biểu hiện đậm nét bản sắc văn hoá của một làng” (PCĐ) và “Không có nhà rông thì có lẽ chẳng còn gì để bàn đối với văn hoá làng truyền thống Kon Tum” (PCĐ). Như vật là đã thừa nhận nhà rông là nhà văn hoá của các buôn làng Tây Nguyên. Nhưng rồi không hiểu sao lại: “Từ nhà rông đến nhà rông văn hoá” (vẫn PCĐ). Nhà rông đã là nhà văn hoá rồi, nó còn đến đâu nữa? Thế chẳng phải là “ tự kỷ mâu thuẫn” hay sao? Cái gọi là “Nhà rông văn hoá” ở đây là gì? Phải chăng là ngôi nhà dùng làm nơi sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng dân cư nào đó làm theo kiểu nhà rông? Có lẽ như vậy, vì đã thấy “Nhà rông văn hoá” huyện Sa Thầy, “Nhà rông văn hoá huyện Đăk Tô…

Nếu như vậy, phải đổi lại tên cho chính xác: “Nhà văn hoá làm theo kiểu nhà rông”.

Có người lại chủ trương: Mỗi làng (buôn, pây…) ở Bắc Tây Nguyên cần xây dựng 2 nhà rông: Nhà rông cổ truyền và Nhà rông văn hoá!

Với chủ trương này, khiến người ta nghĩ rằng: Cái truyền thống văn hoá đã tồn tại từ bao đời được gìn giữ ở ngôi nhà rông kia đã đến lúc chấm dứt, đã đến ngày tận số và một trang mới đã mở ra, đó là “nhà rông văn hoá”! Vậy đâu là thời điểm khởi đầu của “nhà rông văn hoá” và cái cơ sở để nó tồn tại là gì, nếu không có cái gốc là truyền thống? Và ở đây cũng chứng tỏ người ta còn mơ hồ về khái niệm truyền thống. Chẳng thế mà truyền thống không có sự tiếp nối, sự kế thừa và phát triển. Như vậy thì không thể là truyền thống được.

Tóm lại, từ những gì được trình bày ở trên đã cho thấy: Nhà rông là nhà văn hoá của buôn làng các dân tộc chủ nhân của nó, không thể là cái gì khác. Cần nói cho rõ: cái gọi là “Nhà rông văn hoá” chỉ là nhà dùng làm nơi sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng dân cư nào đó (làng, xã, thị trấn, thị xã) được làm theo kiểu nhà rông.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, Xuân Giáp Thân, số 62

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.