Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/04/2006 23:31 (GMT+7)

Người tóc vàng từ đâu mà ra?

Trong quá trình chọn lọc tự nhiên thông thường, việc xuất hiện nhóm người tóc sáng màu phải kéo dài tới 850.000 năm. Trong khi đó, người hiện đại từ châu Á đến châu Âu cách đây chỉ 35.000 – 40.000 năm. Một số nhà khoa học cho rằng những mái tóc nhiều màu khác nhau của người châu Âu là kết quả của sự trao đổi gen giữa người Neaderthal với người châu Phi. Tuy nhiên, các nghiên cứu về gen lại chứng tỏ rằng không xảy ra hiện tượng trao đổi gen như vậy. Nhà nhân chủng học người Canada Peter Frost hiện làm việc tại trường ĐH St.Andews ở Xcốtlen, khẳng định rằng ông đã tìm ra lời giải. Ông đã công bố những kết luận gây nhiều tranh cãi của mình trên tạp chí chuyên ngành “Evolution and Human Behavior” số ra mới đây.

Frost nhấn mạnh rằng cuộc di cư của người homo sapiens từ châu Phi ấm áp đến châu Âu – nơi phần lớn lãnh thổ còn phủ đầy băng tuyết, đã thay đổi một cách căn bản sự phân định vai trò giới và thói quen tình dục của họ. Trên lục địa Đen, phụ nữ cũng tham gia tìm kiếm thức ăn: Hái lượm hoa quả là nhiệm vụ chính của họ. Trong thực tế, người phụ nữ homo sapiens có thể tự nuôi sống mình.

Người đàn ông, do vậy, có thể chọn vài ba người đàn bà làm bạn tình, bởi lẽ anh ta không phải là “người nuôi sống duy nhất cả gia đình”. Tại châu Âu lạnh lẽo của thời đại băng hà, xuất hiện những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Thậm chí, khi băng giá tan chảy, tại phía bắc lục địa xuất hiện các loài thực vật vùng lãnh nguyên, nhưng đó không phải là thực vật ăn được. Người châu Âu cổ xưa chỉ sống dựa vào công việc săn bắn. Do vậy, những người đàn ông phải đi xa để tìm kiếm các con thú. Rất nhiều người đã không trở về từ những cuộc săn bắn này. Trong bộ lạc bắt đầu thiếu những người đàn ông trong tuổi sinh sản. Do tỷ lệ không cân đối, những người đàn ông (vốn chiếm phần nhỏ) có thể chọn lựa, theo cách nói của Peter Frost, “những người phụ nữ nổi bật trong đám đông” – nghĩa là những phụ nữ tóc vàng, ra đời do kết quả của sự biến đổi gen hiếm. Frost lưu ý rằng các màu sáng kích thích những vùng não chịu trách nhiệm về giới tính.

GS.John Manning thuộc trường ĐH Central Lancashirecũng đồng ý với Peter Frost. GS.Manning khẳng định, người phụ nữ tóc vàng được lựa chọn bởi vì màu tóc của cô ta chứng tỏ khả năng sinh nhiều con (những nghiên cứu hiện đại chứng minh rằng đúng là phụ nữ có tóc màu sáng thì có lượng estrogen cao hơn). Nói tóm lại, trong mọi trường hợp, những phụ nữ tóc vàng luôn tìm được “đối tác” và chuyển giao được gen MC1R cho thế hệ kế cận. Bằng cách này, tỷ lệ những người tóc sáng, mắt xanh gia tăng một cách đáng ngạc nhiên.

Quan điểm của nhân chủng học Canada còn được khẳng định bởi 3 công trình nghiên cứu độc lập với nhau, được thực hiện trong các trường đại học Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đi đến kết luận rằng sự biến đổi gen dẫn tới màu sáng của tóc, xuất hiện cách đây chừng 11.000 năm. Tuy nhiên, quan điểm của Frost cũng gặp phải sự phê phán kịch liệt. Nhà nghiên cứu Martin Daly - đồng chủ bút tạp chí “Evolution and Human Behavior” dự đoán rằng bài báo của Frost sẽ làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội trong môi trường hàn lâm. Tất cả những nghiên cứu từ trước tới nay về xã hội săn bắn và hái lượm đều cho rằng trong cái xã hội đó có những người đàn ông không có “đối tác”, nhưng phụ nữ thì không bao giờ phải “chăn đơn gối chiếc”. Ông Daly nhấn mạnh: “Tất cả bọn họ đều có chồng. Tất cả các thuyết tiến hoá đều cho rằng người đàn ông coi những người đàn bà như “nguồn tài nguyên” quý hiếm”. Vậy thì chúng ta sẽ giải thích thế nào về hiện tượng người tóc vàng chỉ xuất hiện ở Bắc Âu mà không ở các vùng khác của thế giới – những nơi cũng có điều kiện khắc nghiệt? Nếu như Frost có lý, thế thì tại sao chúng ta không thấy có phụ nữ Eskimos tóc vàng?

Một số nhà nghiên cứu còn lên án Frost có quan điểm theo chiều hướng phân biệt chủng tộc. Phải chăng, Frost kín đáo đưa ra nhận định rằng “chủng tộc tóc sáng” thì quý hiếm hơn những người tóc đen? Một số phương tiện truyền thông nhân dịp này đã nhắc lại phân tích của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002, theo đó số lượng người có gen tóc sáng là quá ít để có thể tiếp tục tồn tại mãi. Người ta còn cho rằng, bé gái tóc vàng tự nhiên cuối cùng sẽ chào đời vào năm 2202 tại Phần Lan. Tuy nhiên, ngay trong tháng 10-2002, WHO đã chính thức tuyên bố như sau: “Tổ chức WHO không công bố bất kỳ bản báo cáo nào như vậy. WHO cũng không rõ những thông tin liên quan đến người tóc vàng xuất hiện từ đâu và nói chung WHO không tiến hành bất kỳ thảo luận nào về chủ đề tương lai của những người tóc vàng”.

Cuộc tranh luận về bài báo của nhà nhân chủng học Canada vẫn còn kéo dài. Một điều chắc chắn là những người tóc sáng không hề đứng trước bất kỳ nguy cơ tuyệt chủng nào. Trong tương lai, rất có thể còn xảy ra khả năng nhân bản “gen tóc vàng” nhờ vào thành tựu của ngành gen học.

Nguồn: Science, gdtd.com.vn, số 46,18/04/2006

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.