Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 27/12/2020 20:22 (GMT+7)

Người lính chiến trường và tình yêu nghệ thuật hội họa

Họa sỹ Chấn Hưng (Dương Chấn Hưng, sinh năm 1960) anh từng là bộ đội chiến trường K (Campuchia), hiện sinh sống tại P.8 TP Tuy Hòa. Ở tuổi 60, Chấn Hưng vẫn thể hiện bản chất của người bội đội năm xưa.Chấn Hưng vẫn “cháy hết mình” với chuyên môn Mỹ thuật và chữ Hán-Nôm.

Ngoài chuyên môn hội họa, họa sỹ Chấn Hưng còn đam mê viết tranh thư pháp bằng chữ Hán

Vươn lêntừ gian khó

Họa sỹ Chấn Hưng sinh ở làng Kim Long (Kim Luông) Cố Đô-Huế (nay là Phường Kim Long, phía Tây bên bờ Bắc Sông Hương Thành phố Huế). Lên 3 tuổi, anh theo gia đình anh vào Nam, chọn Tuy Hòa để lập nghiệp.Có năng khiếu hội họa từ nhỏ nhưng gia đình khó khăn nên việc học của Chấn Hưng bị gián đoạn vì anh phải lao độngđể phụ giúp gia đình,.

Năm 1982, Chấn Hưng đi bộ đội  biên chế ở Sư đoàn 315 với nhiệm vụ: Công binh và Đồ bản chiến trường Campuchia. Chấn Hưng luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ…được Bộ Quốc phòng và Quân khu 5 tặng thưởng Huy chương, Kỷ niệm chương và  nhiều Bằng khen, Giấy khen v.v... cuối năm 1986 Chấn Hưng hoàn thành nghĩa vụ quân sự, phục viên trở về Tuy Hòa lao động và tự ôn luyện mỹ thuật để thực hiện ước mơ của mình.

Năm 1987, anh thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nộinăm 1989 tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp (ngành Hội họa-Thiết kế) Họa sỹ Chấn Hưng vào Sài Gòn làm nghề quảng cáo và học thêm về chữ Hán ở chùa Già Lam (số 498/11 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh)Chấn Hưng trải lòng “Chữ Hán được tạo nên từ các nét. Mỗi nét là một dấu bút có thể là một đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đường có móc hoặc dấu chấm. Đầu tiên căn bản là viết đúng số nét, khi đã quen dần với mặt chữ tiếp đến giai đoạn thứ hai là xác định được bộ thủ, việc này gần giống với học tiếng Anh là biết được động từ bất qui tắc và chia các được các động từ, đó là một thành tố để tiến xa hơn trong quá trình học chữ Hán…”. Được biết, hiện nay họa sỹ Chấn Hưng không chỉ vẽ tranh mà còn dịch chữ Hán và anh tự sáng tạo tranh thư pháp chữ Hán.

“ Gu” của họa sỹ Chấn Hưng là vẽ tranh phong cảnh, nhưng ở mỗi bức tranh anh đều có ghi những câu chữ Hán đi kèm. Nhưng bức tranh sơn dầu về phong cảnh, tĩnh vật…hoặctranh thư pháp chữ Hán của anh hầu hết dành tặng cho những bạn bè tri kỷ.

Họa sĩ  Võ Tĩnh, Chi hội trưởng Mỹ thuật thuật Phú Yên, cảm nhận: “Ngoài sáng tác tạo hình, họa sĩ Chấn Hưng có niềm đam mê viết tranh thư pháp chữ Hán…chúng tôi rất ngưỡng mộ Chấn Hưng”

Đam mê vẽ và viết

Phú Yên tái lập tỉnh (7/1989). Đầu năm 1990 Chấn Hưng rời Sài Gòn trở về thị xã Tuy Hòa ( nay là TP Tuy Hòa)tiếp tục làm nghề vẽ tranh, vẽ bảng hiệu, vẽ họa tiết trên áo dài…và nghiên cứu rèn luyện chữ Hán -Nôm

Những đồng nghiệp với Chấn Hưng, đánh giá: Chân Hưng là một họa sỹ đa năng. Anh vẽ tranh ký họa, tranh chân dung,tranh lụa, dựng tranh liên hoàn khổ lớn….ở Chấn Hưng còn đam mê nghiên cứu Hán-Nôm.

 Được biết ngoài thời gian dành cho mỹ thuật, họa sỹ Chấn Hưng còn đam mê nghiên cứu để“viết lách” chữ Hán-Nôm,trong đó lĩnh vực triết học Đông phương Chấn Hưng nghiên cứu rất cẩn thận trước khi “trình làng” trên các báo. như bài “Minh triết một chữ Tâm” khi đọc người ta sẽ cảm nhận được thiện tâm, chân tâm và công tâm và cuộc sống này cần có chữ tâm soi rọi để đóng góp hết mình cho xã hội; bài “Chữ Lộc trước đã” Chấn Hưng phân tích chữ Lộc anh lồng vào đó một triết lý sâu xa cho những ai biết hưởng Lộc thì phải biết tạo Phúc…có  những bài đi sâu mang tính chuyên khảo, như bài: “Chữ Thọ niềm mơ ước của con người,”; “ Chữ Phú trong lịch sử và thế giới ngày nay”; “Kiến giải một chữ Nhàn”…được bạn đọc đón nhận và đánh giá cao.

Chấn Hưng, trải lòng “Vui sướng nhất và không thể quên khi lần đầu tiên cầm trên tay tờ báo Phú Yên hay Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên có đăng bài viết của mình. Bài viết dù nhỏ thôi, nhưng cũng đủ làm cho tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”.

Hiện nay với cương vị là Trưởng ban Liên lạc truyền thống Chiến trường Cam-Pu-Chia Sư đoàn BB 315 tại phú Yên (Quyết định của Hội Cựu Chiến binh Phú Yên, số 39/QĐ-CCB, ngày 18/10/2019), Đại tá Nguyễn Như Trí, Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binhtỉnh Phú Yên, cho biết “Chấn Hưng là một họa sĩ,  nhưng đối với tinh thần người lính chiến trường K Chấn Hưng đã đóng góp nhiều hoạt động có ích cho Hội Cựu Chiến Binh tỉnh nói chung và Ban Liên lạc truyền thống Chiến trường Cam-Pu-Chia Sư đoàn BB 315 tại phú Yên”

Còn Tiến sĩ Đào Nhật Kim- Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Hợp tác quốc tế (Trường Đại học Phú Yên) đánh giá: “ Họa sĩ Chấn Hưng là người Bộ đội đã trải qua trong lao động và chiến đấu chiến trường K, nên ở anh ngoài sáng tạo mỹ thuật, trong nghiên cứu dịch thuật chữ Hán-Nôm…anh rất cẩn thận và chỉn chu. Chúng tôi mến mộ và đánh giá cao”.

Hiện nay họa sỹ Chấn Hưng đang “thai nghén” tập sách “Một cách nhìn mới các địa danh ở Phú Yên”. Chấn Hưng mong rằng khi tập sách xuất bản sẽ góp một phần giúp bạn đọc gần xa hiểu được bề dày lịch sử văn hóa trên 400 năm Phú Yên.

Chia tay anh ra về, hình ảnh người họa sỹ có khuôn mặt “học giả” với nụ cười thân ái, khoáng đạt, đầy khát vọng cùng sự quyết đoán, đã để lại trong tôi một cảm xúc đặc biệt về tấm gương vượt khó vươn tới thành công. Viết về anh, chúng tôi thấy vui và tin rằng: Người họa sỹ tài hoa ấy, với nền tảng kiến thức chuyên môn mỹ thuật và chữ Hán-Nôm…cùng niềm đam mê cháy bỏng sẽ còn vẽ, viết và cống hiến cho đời nhiều hơn nữa trong hành trình khám phá cái đẹp từ cuộc sống quanh mình ./.

Huỳnh đức Thế

Xem Thêm

Tin mới

Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.