Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 07/01/2006 16:13 (GMT+7)

Ngôn ngữ làm thay đổi cách nhìn đời

Ý tưởng về việc ngôn ngữ có thể làm thay đổi nhận thức không phải là mới. Vào thập kỷ 1930, nhà ngôn ngữ học người Mỹ Benjamin Lee Whorf đã đưa ra một giả thuyết gây tranh cãi rằng cấu trúc của ngôn ngữ ảnh hưởng đến lối nghĩ của con người. Những nghiên cứu sau đó đã gián tiếp gợi ý rằng điều này có thể đúng trong một vài trường hợp (chẳng hạn có bộ tộc không biết đếm vì không có tên gọi cho số thứ tự). Nhưng việc ngôn ngữ có ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta về thế giới hay không vẫn là một câu hỏi mở.


Richard Ivry từ Đại học Berkeley, Califorlia và cộng sự giả thuyết rằng hiện tượng cùng một thông tin thị giác đầu vào nhưng gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với bán cầu não trái và phải có thể có ý nghĩa trong trường hợp này. Ngôn ngữ được xử lý chủ yếu bởi bán cầu não trái, cũng là bán cầu xử lý tín hiệu từ bên trái của võng mạc trong cả hai mắt chúng ta.


Vì ánh sáng từ vật thể nằm ở bên phải chúng ta chủ yếu rọi vào phần bên trái của võng mạc, các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng màu sắc của vật ở phía bên phải sẽ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mạnh hơn. Ngược lại, vật thể ở bên trái kích hoạt bán cầu não phải, vì thế ảnh hưởng của ngôn ngữ sẽ là nhỏ nhất.  


Ảnh: Richard Ivry / PNAS

Ảnh: Richard Ivry / PNAS

Để kiểm tra ý tưởng này, họ cho một nhóm người quan sát một bức tranh có các hình vuông màu xanh lục xếp thành 1 vòng tròn. Sau đó, nhóm nghiên cứu đo xem những người này mất bao nhiêu thờigian để nhìn ra một hình vuông duy nhất có màu khác, nằm ở bên phải hoặc bên trái.

Hình vuông lập dị kia hoặc có màu xanh lục đậm so với các hình vuông còn lại, hoặc có màu xanh lơ. Nếu nó nằm ở bên trái, những tình nguyện viên phát hiện cả hai loại (xanh lục đậm và xanh lơ) vớikhoảng thời gian như nhau. Nhưng nếu ở bên phải, người tình nguyện chọn ô màu xanh lục đậm lâu hơn so với màu xanh lơ.


Các nhà nghiên cứu giải thích điều này là do màu xanh lơ có cái tên khác biệt hẳn, vì thế bán cầu não trái (với thuộc tính "ái ngôn ngữ") có thể cảm nhận sự khác biệt về màu lơ nhanh hơn là với hình vuông có màu xanh lục đậm.


Ivry và cộng sự tiếp tục thử nghiệm giả thuyết bằng cách yêu cầu những người tham gia học thuộc lòng một chuỗi các từ, trong khi lặp lại thử nghiệm thị giác trên. Kết quả là, với việc trung tâm ngôn ngữ ở não trái trở nên "bận rộn", nó ít có cơ hội ảnh hưởng đến cảm nhận thị giác, và vì thế đúng như dự đoán, những người tham gia chọn ra ô vuông màu xanh lơ hoặc xanh lục ở bên phải của bức tranh với thời gian như nhau.


"Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của thí nghiệm đầu tiên thực sự do ngôn ngữ", Michael Corballis từ Đại học Auckland, New Zealand nhận xét. Bản thân thí nghiệm của ông cũng cho kết quả tương tự.


Nhóm của Ivry giờ đây đang điều tra liệu có ảnh hưởng tương tự quan sát được ở những vật thể quen thuộc, như con mèo hoặc cái xe, mà không chỉ là màu sắc, hay không. Những nghiên cứu trước kia cho thấy chúng ta thực sự nhìn các vật thể hàng ngày dưới các trạng thái khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và tên gọi của chúng.

Nguồn: vnexpress.net 3/1/2006

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.