Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/04/2014 19:29 (GMT+7)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học sản xuất từ tàn dư của cây ngô tới biến đổi khí hậu

Phát hiện của một nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Nebraska-Lincoln (UNL) đưa ra nghi ngờ: liệu tồn dư của cây ngô có thể được sử dụng để đáp ứng sự ủy thác của liên bang về gia tăng sản xuất ethanol và giảm phát thải khí nhà kính hay không.

Tồn dư của ngô gồm thân, lá và bắp trên ruộng ngô sau khi thu hoạch, được coi là một nguồn tài nguyên sẵn có cho sản xuất ethanol cellulosic. Bộ Năng lượng Mỹ đã cung cấp hơn 1 tỷ USD trong ngân sách liên bang để hỗ trợ nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học cellulose, bao gồm ethanol làm từ tồn dư của cây ngô. Trong khi quá trình tạo nhiên liệu sinh học từ cellulose đã được thương mại hóa rộng rãi, một số công ty tư nhân đang phát triển khả năng tinh chế sinh học, chuyển đổi các chất xơ của ngô thành nhiên liệu.

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là Giáo sư Adam Liska, đã sử dụng một mô hình siêu máy tính tại Trung tâm Máy tính Hà Lan của trường UNL để đánh giá tác dụng của việc loại bỏ tồn dư của cây ngô trên 128 triệu mẫu Anh tại 12 bang trong vành đai ngô. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, loại bỏ tồn dư của cây ngô từ các cánh đồng trồng ngô làm phát sinh thêm 50 - 70 gram các-bon đi-ô-xit/megajoule năng lượng nhiên liệu sinh học sản xuất ra (một joule là thước đo năng lượng và tương đương với 1 BTU). Tổng phát thải từ sản xuất hàng năm, trung bình trong năm năm là khoảng 100 gram các-bon đi-ô-xi/megajoule – nhiều hơn 7% so với phát thải từ khí đốt và hơn 62 gram trên sự sụt giảm 60% phát thải khí nhà kính theo yêu cầu của Đạo luật về An ninh và năng lượng độc lập năm 2007.

Quan trọng hơn, họ tìm thấy tỷ lệ khí thải các-bon là không đổi dù một lượng nhỏ tồn dư của cây ngô đã được loại bỏ.

Để giảm nhẹ phát thải khí các-bon đi-ô-xit, và giảm các-bon trong đất, nghiên cứu đề xuất trồng cây che phủ để cố định các-bon trong đất. Nhà sản xuất ethanol cellulose có thể chuyển sang các cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thay thế như: cỏ lâu năm, hoặc xuất khẩu điện từ các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học để bù đắp cho lượng phát thải từ các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu than. Một lựa chọn khả thi khác là cần phát triển nhiều loại xe ô tô sử dụng nhiên liệu hiệu quả và giảm đáng kể nhu cầu nhiên liệu của quốc gia, theo tiêu chuẩn CAFE năm 2012.

Kết quả nghiên cứu có khả năng sẽ không gây ngạc nhiên cho người nông dân - những người đã nhận thức được tầm quan trọng của tàn dư thực vật trên cánh đồng canh tác của họ để bảo vệ chống xói mòn và bảo vệ chất lượng đất.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể định lượng đầy đủ về số lượng các-bon trong đất bị thất thoát thành phát thải các-bon đi-ô-xit sau khi loại bỏ tàn dư thực vật. Họ bị cản trở bởi các phép đo các-bon đi-ô-xit trên cánh đồng trồng ngô, bởi thực tế là lượng thất thoát các-bon hàng năm là tương đối nhỏ và khó đo lại, và thiếu một mô hình đã được chứng minh để ước tính lượng phát thải các-bon đi-ô-xit có thể gắn với một phân tích không gian địa lý.

  M.T. - Mard, Theo Sciencedaily

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.