Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 20/06/2010 18:08 (GMT+7)

Nghề báo Việt Nam: Từ nơi dòng chảy bắt đầu mạnh

Giai đoạn này chính là tiền đề cho sự nở rộ của báo chí và văn học Cách mạng sau này, là nơi dòng chảy bắt đầu mạnh của nghề báo Việt Nam  

“Các tờ báo đều cần có mục tiêu xã hội”

- Giáo sư có thể cho biết nguyên nhân chính khiến nghề báo, nghề văn bắt đầu phát triển mạnh và có mối quan hệ với nhau trong những thập niên đầu của thế kỷ XX?

Giáo sư Hà Minh Đức: Đó là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí. Thời kỳ này có nhiều biến động lớn, nhiều sự kiện lịch sử. Như sự ra đời của Đảng Cộng sản, là phong trào mặt trận dân tộc dân chủ sôi động. Đời sống thành thị phát triển. Công chúng của báo chí và của văn học trở nên đông đảo và rộng mở hơn.

Những người viết văn làm báo rất nhiều, đã có những nhà báo sống bằng nghề. Báo chí ngoài mục đích hoạt động của mình, còn hỗ trợ văn học đăng tải dài kỳ các tiểu thuyết trên báo. Thực tế bấy giờ không dễ gì in được một cuốn tiểu thuyết. Có nhiều tác phẩm đăng báo trước, hai ba năm sau mới xuất bản thành sách như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

- Điểm khác nhau giữa văn chương và báo chí thời đó là gì, thưa Giáo sư?

Giáo sư Hà Minh Đức: Thời kỳ đầu từ 1932 trở đi văn học lãng mạn phát triển mạnh nhưng báo chí thì không có báo chí lãng mạn. Cho dù có những tờ báo đăng tải nhiều tác phẩm văn chương song cũng không sa vào lãng mạn, mộng tưởng. Các tờ báo đều có mục tiêu xã hội.

Tờ Phong Hóa nổi lên với tên tuổi Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo cũng có mục tiêu xã hội của họ. Có lúc tờ báo chạy theo yêu cầu và thị hiếu của xã hội như trong thời kỳ Mặt trân dân chủ. Hoàng Đạo là người trấn giữ loại bài chính luận, gần gũi và áp sát thời cuộc.

“Hết mình, hết lòng vì nghề”

- Xin Giáo sư cho thấy điểm chung nhất của các nhà báo thành công thời trước, từ đó có thể xem là kinh nghiệm với các nhà báo thời nay?

Giáo sư Hà Minh Đức: Mấy chục năm đầu thế kỷ XX, trên các báo xuất hiện các tên tuổi nổi tiếng: Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng…

Trong đó có Ngô Tất Tố , trước khi bước vào văn chương ông chủ yếu hoạt động báo chí. Văn và báo của ông đều tái hiện sống động, đầy cảm thương về nông thôn trước cách mạng.

Vũ Trọng Phụng viết về thành thị với sự thâm nhập vất vả với cuộc sống thị thành. Vũ Trọng Phụng cũng thành công trước ở các thể phóng sự rồi mới đến tiểu thuyết.

Với hàng loạt phóng sự  như “Kỹ nghệ lấy tây,” “Cạm bẫy người,” “Cơm thầy cơm cô...” Vũ Trọng Phụng đã được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc.” Sau đó mới có các tiểu thuyết đặc sắc như “Giông tố,” “Số đỏ,” “Vỡ đê”

Cùng Vũ Trọng Phụng, còn Tam Lang - Vũ Đình Chí nổi tiếng với “Tôi kéo xe.” Để viết tác phẩm này ông cũng từng lăn lộn với việc kéo xe một thời gian…

Vũ Bằng thiên về hoạt động báo chí nhiều. Ông có cuốn “Bốn mươi năm nói láo” mà thực ra đó là nói một cách chính xác và chân thực về 40 năm làm nghề báo…

Qua đó có thể thấy rõ là bài học thâm nhập thực tế của người làm báo thời trước là rất hết mình, hết lòng vì nghề.

- Nếu nói về nỗi khổ của các nhà báo thời trước, xin Giáo sư kể ra những cản trở và hạn chế đối với việc làm nghề?

Giáo sư Hà Minh Đức: Viết báo thời trước Cách mạng không thuận lợi, vì chế độ kiểm duyệt hết sức khắt khe. Kể cả thời thực dân Pháp xâm lược hay thời Nhật chiếm đóng cũng vậy.

Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân có tên “Chém treo ngành,” kết truyện có tả cơn gió thổi lật mũ của viên công sứ mang ngụ ý của nhà văn đã bị kiểm duyệt bắt cắt bỏ. Tác phẩm “Thiếu quê hương” bị buộc bỏ chữ “Thiếu” chỉ còn “Quê hương..."

Theo Vũ Bằng thì thời Nhật kiểm duyệt cũng rất gắt gao. Một tờ báo đăng tin ôtô cán chết một con chó Nhật. Cảnh sát Nhật đòi kiểm tra thời gian, nơi xảy ra chuyện xem có chính xác không.

Thời đó nhiều nhà văn, nhà báo cũng bị chính quyền thực dân trừng trị bằng nhiều cách, treo bút, tống giam…

Khó khăn nữa của các nhà báo, các chủ bút thời đó là tự mình phải lo cho tờ báo hoạt động và ít có tổ chức nào hỗ trợ. Việc làm quảng cáo trên báo cũng phổ biến hỗ trợ cho tờ báo hoạt động.

Đời sống của nhà báo vất vả nhất là ở các tờ báo nhỏ. Áp lực từ mọi mặt khiến thời đó các nhà báo bấy giờ không biết trước được công việc lâu dài của mình. Thời đó cầm bút viết để đảm bảo cuộc sống. Không thể gọi là nhà báo mà viết ít hoặc không viết.     

"Vai trò của báo chí trước Cách mạng là rất lớn"

- Xin Giáo sư đưa ra đôi nét phác thảo về vai trò của báo chí trước cách mạng?

Giáo sư Hà Minh Đức: Báo chí thời 1930-1945 có ảnh hưởng tích cực đến báo chí của thời kỳ sau Cách mạng. Vai trò của báo chí trước Cách mạng là rất lớn. Những tờ báo được công khai luôn giúp cho xã hội tiến hóa hơn, khoa học hơn, văn minh hơn. Những tờ báo Cách mạng tuy chỉ công khai được ở từng thời điểm nhưng đóng góp không nhỏ cho đấu tranh xã hội.

Coi báo chí chính là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, nhiều cán bộ Cách mạng cũng đã là những nhà báo có tên tuổi. Đặc biệt nhất, với hàng ngàn bài báo chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà báo lớn của dân tộc, tính từ bài báo đầu tiên của Bác có nhan đề “Tâm địa thực dân” (năm 1919) và bài báo cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu nhi” (1969).

Sau Cách mạng tháng Tám, báo chí phát triển với một đà mới có bề rộng và chiều sâu dưới sự chỉ đạo của Đảng. Ngày nay đã có hàng chục nghìn nhà báo hoạt động.

Trong bộ sách “Thời gian và nhân chứng” của Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã ghi lại hồi ký của 43 nhà báo Cách mạng tiêu biểu từ 1945 đến 1975, như Xuân Thủy, Thép Mới, Quang Đạm, Phan Quang, Hữu Thọ…

- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.