Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/03/2005 16:52 (GMT+7)

“Nên sớm xây dựng Luật về hội”

Ông Lê Xuân Thảo Phóng viên (PV):Ông đánh giá thế nào việc sẽ giao cho các bộ, ngành quản lý hoạt động của các hội theo tinh thần mà Bộ Nội vụ đã xây dựng trong Dự thảo?

Ông Lê Xuân Thảo (LXT): Tôi xin khẳng định rằng, việc giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với hội hoạt động trong lĩnh vực do bộ quản lý là không có lợi. Nếu Ban soạn thảo cho là việc làm trên sẽ giúp các hội hoạt động tốt hơn thì tôi khẳng định rằng không có chuyện đó. Lý do là từ khi ra đời đến nay, các hội đã sống độc lập bằng kinh phí tự kiếm được. Các hội không tồn tại bằng cách đi xin kinh phí nhà nước. Và ngay cả trong quyết định cho phép thành lập các hội, Chính phủ cũng quy định rõ kinh phí hoạt động do các hội tự lo. Khi các hội ký hợp đồng với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện một nội dung công việc nào đó thì bản thân họ cũng phải bỏ công sức ra và Nhà nước trả công là sự sòng phẳng giữa hai bên. Không nhất thiết phải về bộ thì mới làm được việc đó.

PV:Ông có cho rằng, khi nằm dưới sự quản lý nhà nước của các bộ thì tính chất hoạt động của các hội sẽ mất đi?

LXT: Nếu một hội nào đó trực thuộc một bộ thì hoạt động của nó chỉ phục vụ cho một bộ đó, không thể làm được các việc khác. Vấn đề quan trọng nhất, theo tôi, là Nhà nước đã giao cho các hội chức năng phản biện nhưng khi đã là biên chế trong một bộ nào đó thì không thể thực hiện chức năng này, vì phản biện là tiếng nói khác với tiếng nói của bộ, hoặc bình luận lại những chủ trương, chính sách do bộ đó xây dựng. Điều này là hiển nhiên bởi khi hội đã là đơn vị thuộc biên chế của bộ thì không thể có ý kiến khác với tiếng nói của bộ đó được. Điều này sẽ thủ tiêu những ý kiến phản biện.

PV:Một trong những hoạt động quan trọng của các hội là phải quan hệ với các tổ chức phi chính phủ. Hoạt động trên có ảnh hưởng khi các hội nằm dưới sự quản lý của bộ?

LXT: Về mặt đối ngoại, hiện chúng ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang vào Việt Nam để hoạt động và họ chỉ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Hiện chúng ta đang có rất nhiều tổ chức phi chính phủ chính là các hội. Nếu các hội trực thuộc các bộ, ngành thì các tổ chức phi chính phủ quốc tế vào Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi tìm các đối tác.

PV:Thưa ông, việc can thiệp quá sâu vào các hoạt động của hội sẽ gây ra những khó khăn gì?

LXT: Một bất cập nữa của Dự thảo là trong khi Nhà nước đang kiên quyết thực hiện tinh giảm biên chế của bộ máy hành chính thì tự nhiên mỗi bộ, ngành lại phải “phình” ra một vụ để quản lý các tổ chức phi chính phủ trực thuộc. Hiện các hội đang hoạt động bằng nguồn kinh phí do hội tự lo; nếu nhập về bộ, thì hàng năm các bộ, ngành lại phải xét duyệt để cấp kinh phí cho các tổ chức này. Một điều quan trọng nữa là các nhà khoa học, những hội viên của các hội, họ đều muốn có tiếng nói riêng. Họ muốn thông qua các hội để có thể bày tỏ nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó với các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng điều đó sẽ rất khó khi các hội trực thuộc các bộ, ngành.

PV:Vậy làm cách nào để có thể quản lý tốt hơn hoạt động của các hội?

LXT: Trong Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo này do Liên hiệp hội tổ chức mới đây, đa số các ý kiến đều mong muốn đề nghị với Chính phủ không nên ban hành quyết định trên, mà nên sớm xây dựng Luật về hội để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trong lĩnh vực này. Theo tôi, việc quản lý hoạt động của các hội, nếu cần thiết thì có thể giao cho một đầu mối, ví dụ như Bộ Nội vụ, trong đó chủ yếu tập trung quản lý các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thôi, còn vấn đề nhân sự, tài chính, hợp tác... thì nên để các hội tự chủ.

PV:Tâm tư nguyện vọng của các hội ra sao?

LXT: Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay các hội không muốn sáp nhập về các bộ, ngành, ngược lại cũng có nhiều bộ, ngành không muốn nhận các hội về dưới sự quản lý của mình. Lý do vì các bộ, ngành đã có quá nhiều việc chuyên môn phải làm. Họ không muốn “ôm” thêm việc quản lý hoạt động của các hội nữa.
Ông Lê Xuân Thảo

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.