Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 02/04/2021 21:01 (GMT+7)

Nan giải tìm vị trí xây bay thứ 2 của Vùng Thủ đô

Quá trình đô thị hóa ở các quốc gia là xu thế tất yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á với tỷ lệ đô thị hóa (tính đến cuối năm 2020) là 40,3%. Với 862 đô thị, trong đó có 02 đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có 22 đô thị loại I (trong đó có 03 đô thị trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ); 31 đô thị loại II ; 48 đô thị loại III ; 88 đô thị loại IV và 671 đô thị loại V.

KTS Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam

Các đô thị Việt Nam đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế- xã hội của đất nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu chi ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.

Rõ ràng, nội dung phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc phát triển cho đô thị và các điểm dân cư của cả nước là rất quan trọng, trong đó bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đặc biệt là hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

Theo tài liệu của Bộ Giao thông Vận tải về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được nghiên cứu khá công phu, bài bản với số liệu và bản đồ rất lớn, đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hệ thống cảng hàng không và sân bay Việt Nam trong tương lai. Đã nêu bật được hiện trạng, những ưu điểm và những khó khăn, tồn tại cần phải khắc để phục vụ việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển nhanh và hội nhập quốc tế, KTS. Trần Ngọc Chính- Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị VN, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.

Cũng theo KTS Chính cho hay, trước hết nội dung dự án đã đánh giá đầy đủ só liệu dân số và đô thị ở 6 vùng kinh tế xã hội, bao gồm: Đồng bằng Sông Hồng; Trung du miền núi phía Bắc; Trung du Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ cơ sở phân tích điều kiện kinh tế- xã hội, địa lý và đặc thù từng vùng một, các tác giả đã nêu rõ hiện trạng các sân bay của cả nước để làm rõ yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay. Đặc biệt đã làm rõ năng lực (quy mô) của các cảng hàng không, sân bay, những yêu cầu cho sự phát triển để phù hợp với tốc độ tăng trưởng của các sân bay đáp ứng yêu cầu trước mắt và tương lai phát triển.

Hiện trạng trên cả nước có 23 càng hàng không, sân bay với diện tích chiếm đất là 12.596 ha trong đó do hàng không dân dụng (HKĐ) quản lý là khoảng 1.885 ha. Như vậy còn 90.714 ha là do quốc phòng quản lý. Những số liệu này cho thấy hệ thống cảng hàng không, sân bay ở nước ta đều ở dạng lưỡng dụng (có cả sân bay phục vụ quốc phòng).

 Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm của nước ngoài (đặc biệt là khu vực ASEAN) các tác giả đã đưa ra 3 khu vực quy hoạch (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) là hợp lý. Theo tôi với 30 sân bay được quy hoạch và xây dựng đến giai đoạn năm 2050. Như vậy từ năm 2030 đến năm 2050 chỉ xây dựng thêm 07 sân bay nữa. Việc xác định 07 sân bay được xây mới là rất quan trọng. Ở nội dung quy hoạch này, tôi rất quan tâm đến sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô Hà Nội. Vì đây là bộ mặt Thủ đô- Quốc gia vào năm 2050, trong đó năm 2045 chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước, KTS Chính cho biết thêm.

Đây là Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng  hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vì vậy phải phù hợp với quy hoạch hệ thống đô thị Việt Nam cùng thời kỳ.

Các đô thị Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhất là Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng đến 3.344km 2với dân số từ 10 đến 12 triệu người, và là một trong các Thủ đô lớn của thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị cực lớn (siêu đô thị) với quy mô dân số từ 12 đến 14 triệu người. Các đô thị Việt Nam sẽ dần được nâng cấp lên thành đô thị loại I và được bố trí đều khắp theo 6 vùng kinh tế.

Bởi vậy ngoài hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thì đường hàng không rất quan trọng cho sự giao lưu quốc tế và trong nước trong thời đại khoa học phát triển. Việc xây dựng mới các cảng hàng không, nâng cấp các sân bay cũng phải phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống đô thị và các điểm dân cư ở Việt Nam.

Tuy nhiên, theo KTS Chính, vị trí sân bay thứ 2 phải được xem xét ở 3 vị trí: Ứng Hòa ; Hải Dương và Phủ lý. Theo đánh giá, thì vị trí ở Hải Dương có vẻ phù hợp là địa điểm quy hoạch sân bay thứ 2 của Thủ đô.

Mặt khác, nếu không có quy hoạch thì không có cơ sở để giữ đất được (ví dụ như sân bay Long Thành) hoặc việc mở rộng phía Nam sân bay Nội Bài là rất khó khăn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng của 647 ha khi mà ở khu vực này có mật độ dân cư đông đúc (mặc dù đã được quy hoạch hàng chục năm trước đây).

Vì vậy đề nghị sân bay thứ 2 ở Thủ đô nên được nghiên cứu đưa vào quy hoạch, lựa chọn địa điểm chính xác khi đã có tiêu chí về đường bay, không gian kiểm soát, đất đai, phương án đền bù giải tỏa, tính chất cơ lý của đất đai (độ nén của đất). Nên chọn quy hoạch để được phê duyệt.

Trong quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội theo Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt sân bay Nội Bài chỉ dừng lại ở quy mô 50 triệu hành khách/năm (thêm ga T3, T4 và một đường cất hạ cánh phía Nam).

Mặt khác nếu đưa công suất sân bay Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm là bất hợp lý bởi (1) Thêm đường trên cao từ đường Võ Nguyên Giáp; (2) Nối vành đai 3,5 vào nhà ga ; (3) Có hai tuyến đường sắt số 6 và số 2 kết nối. Đặc biệt đường trên cao của Đại lộ Võ Nguyên Giáp sẽ phá vỡ quy hoạch trục đô thị quan trọng này. Hơn thế chúng ta tập trung giao thông quá dày đặc vào phía Bắc Sông Hồng (Thủ đô) mà phía Nam Sông Hồng- phía Nam Hà Nội lại thiếu giao thông kết nối.

Sân bay là một cơ sở kinh tế tạo vùng quan trọng nên cần có một sân bay quốc tế thứ 2 cho Thủ đô ở phía Nam (ví dụ Hải Dương) sẽ phục vụ cho các đô thị và điểm dân cư khoảng 20 triệu người cho các tỉnh Tây Bắc, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và đặc biệt là Nam Hà Nội. Sân bay này sẽ là một điểm nhấn của Vùng Thủ đô và của Hà Nội những năm 2030- 2050 với công suất có thể lên tới 100 triệu khách/năm. Sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô sẽ là một điểm sáng về kinh tế và kiến trúc của Hà Nội và Vùng Thủ đô.

HT.

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.

Tin mới

Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Các ý kiến tại hội thảo đều mong muốn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho nền báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cũng như những người làm báo chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của nền báo chí nước nhà.
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy ứng dụng KH&CN, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP
Sáng ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp thúc đẩy dứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, liên kết chuỗi trong phát triển các sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực VAC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Thái Bình: Tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống
Trong các ngày từ 15/4 – 22/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức 5 lớp tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP và làng nghề truyền thống tại một số xã của 2 huyện Kiến Xương và Vũ Thư.
Thảo luận giải pháp đưa bài thuốc, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng
Chiều ngày 20/04, tại Hà Nội, Viện Báo chí và Truyền thông xã hội tổ chức Diễn đàn “Nâng cao giải pháp đưa bài thuốc tốt, sản phẩm tốt trong Y - Dược cổ truyền Việt Nam đến với cộng đồng”. Diễn đàn thuộc Chương trình Y dược cổ truyền Việt Nam: Di sản và Lưu truyền của Viện Báo chí và Truyền thông xã hội.
Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030). Tham dự đại hội có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng hội Cơ khí Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào; bà Nguyễn Tuyết Mai, Đại diện Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai làm Chủ tịch VACPA
VACPA đang phấn đấu trở thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục triển khai các dự án lớn trong tương lai để gia tăng hiệu quả làm việc của hội viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.