Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/06/2007 21:41 (GMT+7)

Nấm với sức khoẻ

Nấm có nhiều loại, thường thấy có các loại nấm ăn, nấm làm thuốc, nấm độc. Nấm ăn và nấm làm thuốc đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Sau đây là một số loại nấm ăn và nấm làm thuốc thông dụng nhất.

Nấm ăn

Từ lâu, người ta đã dùng nấm làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, nó là món ăn giàu dinh dưỡng và ngon miệng đồng thời cũng được dùng làm thuốc trong nền y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác. Các loại nấm ăn thông dụng và truyền thống có nấm hương, nấm mèo, nấm bào ngư... Những năm gần đây còn có một số nấm ăn khác khá phổ biến như nấm tuyết, nấm mỡ, nấm hầu thủ, nấm kim chi...

Giá trị dinh dưỡng của nấm

Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích trong nấm có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là bảng phân tích các dưỡng chất trong một số nấm ăn.

* Đạm thô : nấm ăn có đầy đủ các axit amin thiết yếu như isoleucin, leucin, lysin, methionin, tryptophan. Lượng đạm của nấm ăn chỉ đứng sau thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc như khoai tây (7,6%), lúa mạch (7,3%), lúa mì (13,2%).

* Chất béo : chiếm từ 1 - 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các axit béo tự do monoglycerid, diglycerid và triglycerid, sterol, sterol ester, phosphor lipid và có từ 72 - 86% axit béo không bão hòa trong đó chủ yếu là axit linoleic.

* Carbohydrat và sợi : chiếm từ 51 - 81% trong nấm tươi và khoảng 4 - 20% trong nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentose, hexose, disaccharid, đường rượu, đường axit. Polysaccharid tan trong nước từ quả thể luôn được sự chú ý đặc biệt vì tác dụng chống ung thư của nó.

Phần chính của sợi nấm ăn là chitin polymer của Nacetylglucosamin. Thành phần sợi này rất quan trọng trong khẩu phần ăn kiêng và có giá trị điều trị bệnh đái tháo đường.

* Vitamin : nấm ăn chứa một số vitaimin như thiamin (B1), riboflavin (B2), niamin (B3), axit ascorbic (C),...

* Chất khoáng: là nguồn cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như kali, natri, photpho, canxi, magnesium; ngoài ra, còn có các chất khoáng vi lượng khác như sắt, đồng, kẽm, mangan, coban,...

Vai trò của nấm ăn đối với cuộc sống con người ngày càng quan trọng. Trong hoàn cảnh có những căn bệnh xã hội như stress, béo phì, xơ vữa động mạch, huyết áp, ung thư,... nếu một tuần chúng ta dùng nấm một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được những bệnh nói trên.

Một số loại nấm ăn phổ biến

* Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô)

Tên khoa học Lentinula edodes, thuộc họ nấm tán Pleurotaceae. Nấm hương được dùng như một loại thực phẩm cao cấp, có giá trị cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Chất lentinan là một polysaccharid tan trong nước được chiết từ nấm hương là thuốc chống ung thư ở Nhật Bản. Chất aritadenin còn làm giảm cholesterol trong máu.

Tác dụng làm thuốc: chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu: đốt nấm hương tồn tính, ngày dùng 4-6g.

* Nấm rơm

Nấm rơm
Nấm rơm
Tên khoa học Volvariella volvacea, thuộc họ nấm rơm pluteaceae. Nấm rơm có chứa nhiều vitamin B, nhiều khoáng và các amino axit. Nấm rơm khi còn non hàm lượng dưỡng chất cao hơn dạngtrứng và bung dù.

Nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp, tiêu thực khử nhiệt, làm hạ cholesterol và kháng ung thư.

* Nấm tai mèo (còn gọi là mộc nhĩ)

Nấm tai mèo
Nấm tai mèo
Tên khoa học là Auricularia polytricha, thuộc họ mộc nhĩ Auriculariaceae.

Nấm tai mèo ngoài công dụng làm thực phẩm còn được dùng làm thuốc giải độc, chữa lỵ, táo bón, rong huyết: sao cháy tán thành bột, chia làm nhiều lần uống trong ngày từ 6 – 12g.

* Nấm bào ngư

Tên khoa học Plurotus ostreatus.

Nấm bào ngư có nhiều loại: Bào ngư xám, bào như gồng, bào ngư vàng, bào ngư Nhật, bào ngư Hà Nội,...

Chất lovastatin trong nấm bào ngư xám được Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý cho điều trị dư cholesterol trong máu. Lovastatin có nhiều trong mũ nấm hơn là cuống nấm.

* Nấm tuyết (còn gọi là ngân nhĩ)

Nấm tuyết
Nấm tuyết
Tên khoa học Tremella fuciformis.

Chất polysaccharid của nấm tuyết là một heteropolysaccharid chứa xylose, glucuronic axit, mannose và glucose có tính chống ung thư. Chất chiết từ nấm tuyết dùng để điều trị bệnh về gan, làm tăng hiệu quả của interferon, một thuốc điều trị viêm gan siêu vi B.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.