Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/04/2005 22:13 (GMT+7)

Một số ý kiến về tổ chức và quản lý các hội

Vào thời kỳ miền Bắc nước ta mới được giải phóng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung vào việc phục hồi kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành thời gian và công sức xem xét vấn đề quyền tự do hội họp và quyền lập hội của nhân dân. Ngày 20/5/1957, Người ký hai đạo luật quan trọng là Luật 101/SL-L003 qui định quyền tự do hội họp và Luật 102/SL-L004 qui định về quyền lập hội.


Chưa đầy một tháng sau, ngày 14/6/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 258/TTg qui định chi tiết thi hành Luật 102/SL-L004. Gần đây ngày 30/7/2003, lần thứ hai, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Giữa hai văn bản pháp luật đó là một khoảng cách thời gian dài với những sự kiện làm thay đổi rất nhiều diện mạo nước nhà. Cùng căn cứ Luật 102/SL-L004 qui định về quyền lập hội, nhưng bên cạnh một số nội dung kế thừa từ Nghị định 258/TTg, trong Nghị định 88/NĐ-CP đã có những sự phát triển quan trọng.


Trước hết có thể nhận thấy qui mô lớn hơn của Nghị định 88/NĐ-CP với 8 chương và 38 điều so với 4 chương 25 điều của Nghị định 258/TTg. Trong Nghị định 88/NĐ-CP, nhiều điều được qui định chi tiết hơn, đầy đủ hơn trong Nghị định 258/TTg. Đó là các vấn đề về điều kiện và qui trình thành lập hội, quá trình hoạt động của hội, chia, tách, sát nhập, hợp nhất và giải thể hội…Bên cạnh đó, nhiều nội dung mới được đưa vào Nghị định 88/NĐ-CP như xác định khái niệm về hội, quyền và nghĩa vụ của hội, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hội, quản lý nhà nước đối với hội…Bên cạnh đó, nhiều nội dung mới được đưa vào Nghị định 88/NĐ-CP như xác định khái niệm về hội, quyền và nghĩa vụ của hội, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với hội, quản lý Nhà nước đối với hội… Với những sự phát triển đó, Nghị định 88/NĐ-CP đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng, cho công tác quản lý nhà nước đối với các hội. Những ưu điểm trên đây của Nghị định 88/NĐ-CP là hiển nhiên và không thể phủ nhận.


Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Nghị định 88/NĐ-CP trong gần hai năm qua cho thấy cần xem xét kỹ thêm một số vấn đề sau:


1. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, toàn Đảng, toàn dân đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chũ nghĩa của dân, do dân, vì dân với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa. Đó là những căn cứ rất quan trọng khi kế thừa nội dung của các văn bản pháp lý trước đây và học tập kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng những qui định phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.


2. Về cơ bản, hoạt động của mỗi hội có thể bao gồm hai thành phần chủ yếu là hoạt động hội và hoạt động chuyên môn. Về hoạt động hội có thể kể đến việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và giải thể tổ chức, tiến hành đại hội, thông qua điều lệ, bầu các cơ quan lãnh đạo, kết nạp hội viên…Các hoạt động này nên thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ nội vụ. Bên cạnh đó, nhiều hội còn tiến hành các hoạt động chuyên môn đặc thù của mình, nhiều khi thuộc những lĩnh vực khác nhau và do đó chịu sự quản lý nhà nước của nhiều bộ tương ứng, giống như các cá nhân và tổ chức công dân khác. Mặt khác, trên một lĩnh vực chuyên môn nào đó lại có thể có nhiều, có khi hàng chục hội triển khai các hoạt động của mình. Do đó, hoạt động quản lý của bộ tương ứng lại liên quan đến nhiều hội. ở đây khó có thể xác định được mối quan hệ đơn trị và tường minh 1-1. Việc “tìm chủ” cho các hội, giao một hội nào đó cho một bộ nào đó quản lý sẽ gặp khó khăn cả về phía hội và về phía bộ. Về phía hội, việc “gán ghép” đó phương hại đến tính chất độc lập tương đối và tự nguyện của hoạt động của hội, biến hội thành một bộ phận của bộ. Nếu sự “quản lý nhà nước” đối với hội ấy như đối với mọi cá nhân và tổ chức công dân khác thì hà tất phải có sự “sắp xếp” đó làm gì. Đối với các hội hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì thật khó chọn ra bộ nào đảm đương được sự “quản lý nhà nước” một cách tổng hợp đối với tất cả các hoạt động của các hội đó. Về phía bộ, khi tiếp nhận việc “quản lý nhà nước” đối với các hội, nhất là trong trường hợp tập trung hàng chục hội trên một lĩnh vực, thì tất yếu sẽ nảy sinh vấn đề về điều kiện và khả năng quản lý. Nếu vì vậy mà phải tăng cường và mở rộng bộ máy thì điều đó lại mâu thuẫn với chủ trương cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và giảm nhẹ biên chế. ở đây có thể nghĩ đến hai giải pháp: Một mặt, các bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực của mình đối với hoạt động của các hội như là đối với hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức công dân khác. Mặt khác, giữa các bộ và các hội, tuỳ theo nhu cầu và điều kiện, có thể xây dựng các mối quan hệ bảo trợ hoặc hợp tác trên cơ sở tự nguyện.


3. Trong nhà nước pháp quyền, các cơ quan nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện thống nhất công tác quản lý nhà nước đối với mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có tổ chức và hoạt động của các hội. Trong trường hợp những qui định pháp lý về quản lý nhà nước được sắp xếp và thể hiện cô đọng, tập trung vào một chương thì chương đó sẽ thuận lợi hơn cho người đọc, phát huy được cao hơn hiệu lực pháp lý, tránh được những sự trùng lắp không đáng có như đã xảy ra ở các điều 4 và 33, các điều 15 và 24.


4. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là 30 vạn nhà khoa học và công nghệ đang hoạt động và thành đạt trên nhiều lĩnh vực, có thể đóng góp một phần có ý nghĩa. Đảng và Nhà nước có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào về thăm quê hương, mở mang các hoạt động văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh góp phần thiết thực xây dựng đất nước. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được giao nhiệm vụ thu hút trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí trí thức người nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước ta. Việc không cho phép các hội quần chúng, trước hết là các hội khoa học và kỹ thuật, kết nạp những người Việt Nam ở nước ngoài vào hội là không phù hợp với những tư tưởng chỉ đạo ghi trong các văn kiện của Đảng và cần được xem xét lại một cách cặn kẽ.


5. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, trí thức Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, trí thức nước nhà không ngừng phấn đấu, hy sinh, hăng hái tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đội ngũ trí thức có vị trí quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ trí thức lại càng có vị trí quan trọng. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng chính trị của xã hội ta, Nhà nước ta.


Trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có vị trí và vai trò quan trọng. Liên hiệp hội là tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị-xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng đề ra nhiệm vụ củng cố và tăng cường hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng trí thức; phát huy vai trò chính trị-xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các hội khoa học và kỹ thuật như một đoàn thể quần chúng cấp trung ương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng.


Những quan điểm trên đây được trình bày rõ ràng và liên tục trong các văn kiện của Đảng, vẫn giữ nguyên giá trị, cần được quán triệt đầy đủ và sâu sắc. Việc xếp Liên hiệp hội vào cùng một phạm vi điều chỉnh như các hội quần chúng khác là không hợp lý. Có thể xem xét các giải pháp sau đây:


5.1 Đưa Liên hiệp hội ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 88/CP-CP như các tổ chức ghi tại Điều 1, khoản 2, mục a.


5.2 Dành một chương riêng trong Nghị định cho các tổ chức chính trị-xã hội, trong đó có Liên hiệp hội.


5.3 Ban hành một văn bản qui phạm pháp luật riêng cho Liên hiệp hội như Chỉ thị 45-CT/TW (sau khi đã có Chỉ thị 42-CT/TW) hay Quyết định 22/2002/QĐ-TTg (sau khi đã có Nghị định 87/NĐ-CP).


Từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến với Đảng và Nhà nước:


1. Bên cạnh việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ bảo trợ hoặc hợp tác giữa các hội, trước hết là các hội khoa học và kỹ thuật, với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn trên cơ sở tự nguyện.


2. Tạo điều kiện cho các hội thu hút trí thức Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển khoa học và công nghệ, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


3. Dành cho Liên hiệp hội và các tổ chức chính trị-xã hội khác vị trí xứng đáng theo tinh thần các văn kiện của Đảng và Chính phủ.


4. Sớm tổ chức soạn thảo và ban hành Luật về hội.


PGS. TS Tô Bá Trọng

*

*Uỷ viên Đoàn Chủ tịch HĐTW Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.