Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/10/2010 19:32 (GMT+7)

Một số vấn đề cần lưu ý khi chăn nuôi gà sao thịt

Trong chăn nuôi tập trung, gà sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Vì thế, để chăn nuôi đạt hiệu quả cao người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Yêu cầu về địa điểm nuôi và thiết kế chuồng trại

Gà sao thuộc loài ưa hoạt động, sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu. Đặc biệt, khi bị kích động bởi tiếng động của khu vực xung quanh như: mưa, gió, sấm chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật.. thì chúng chạy dồn về góc chuồng và càng kêu ầm ĩ. Vì thế, nơi nuôi gà sao phải rộng rãi, cao ráo, yên tĩnh và xa nhà ở. Những hộ có vườn rộng, vùng cư dân thưa hoặc trang trại là địa điểm thích hợp để tổ chức chăn nuôi gà sao. Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu nuôi nhốt hoàn toàn hoặc theo kiểu bán chăn thả. Theo kiểu bán chăn thả, sân chơi phải được rào lưới bao quanh đủ cao để tránh gà ra ngoài. Ngoài việc đảm bảo cho gà có sân chơi thoáng rộng, còn phải tạo lập hệ thống sào đậu để chúng ngủ vào ban đêm.

Trong khu vực chuồng nuôi và sân chơi, cần nhặt bỏ những vật cứng dễ nuốt như que cây, sợi dây… Do gà sao là loài ăn tạp, rất thích mổ những vật lạ gây tổn thương niêm mạc miệng.

Gà sao thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ bởi tiếng động. Vì vậy chuồng nên có lưới chắn ở các góc, thành chuồng nên che chắn lưới để hạn chế tầm nhìn của gà sao nhằm giảm những kích động từ môi trường bên ngoài.

2. Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, phòng bệnh cho đàn gà

Gà sao có sức đề kháng cao, rất ít dịch bệnh. Qua thông tin từ các cơ sở đã chăn nuôi gà sao, các bệnh truyền nhiễm do virus gây nên hiếm khi xảy ra, chỉ gặp một số bệnh về đường ruột như: Salmonella (thương hàn), E.Coli, cầu trùng… Tuy nhiên, người chăn nuôi không nên chủ quan mà cần phải tiêm phòng đầy đủ các vác-xin theo quy định cho gà, đồng thời sử dụng kháng sinh đề phòng bệnh theo đúng hướng dẫn.

Riêng với những nơi đã xảy ra bệnh nấm đường tiêu hoá (bệnh do nấm Candida albicans gây viêm loét phần trên đường tiêu hóa ở gà, với những triệu chứng đặc trưng là nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, kèm theo tiêu chảy), cần chú ý thực hiện tốt việc vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng dung dịch formol 2% hoặc dung dịch sulfat đồng (CuSO 4) 0,5%.

3. Thực hiện việc bấm cánh để giảm khả năng bay của gà sao

Gà sao rất thích bay khi di chuyển, khả năng bay của chúng rất tốt: 2 tuần tuổi gà sao đã có thể bay, gà lớn có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-10 mét. Chúng bay rất khoẻ, nhất là khi hoảng loạn. Việc bấm cánh đúng kỹ thuật hầu như không ảnh hưởng đến sinh trưởng và mỹ quan về ngoại hình của gà sao, mà nó có tác dụng hạn chế khả năng bay của chúng. Điều này đồng nghĩa với việc giảm chi phí lưới bao chắn và giảm lượng thức ăn tiêu tốn trong chăn nuôi gà sao thịt. Bấm cánh gà sao được thực hiện lúc gà 1-3 ngày tuổi, dùng kéo cắt phần chóp của 01 cánh (bên trái hoặc bên phải), dùng cồn Iod để sát trùng vết cắt. Gà sao sau khi bấm cánh chỉ có thể bay cao không quá 2 mét.

4. Các biện pháp hạn chế tình trạng gà chết do bị đè khi nuôi úm

Gà sao có tính bầy đàn cao, chúng khá nhạy cảm với những tiếng động và khi còn nhỏ rất sợ bóng tối. Do vậy, khi có tiếng động (mưa, sấm, tiếng rơi vỡ của đồ vật…) hoặc gặp các thú khác (mèo, chuột…) hay khi mất điện gà con thường chồng đống lên nhau, dẫn đến một số con sẽ bị đè chết. Để hạn chế tình trạng này, người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:

- Lồng úm hoặc quây úm gà con nên phân ra nhiều ô với diện tích nhỏ, quy mô từ 50 - 100 con/ô.

- Bố trí nơi úm gà yên tĩnh, tránh các tiếng ồn do con người tạo ra gây ảnh hưởng đến đàn gà.

- Với những yếu tố khách quan (cúp điện, ảnh hưởng thời tiết…), phải kịp thời can thiệp để chúng tản đều.

- Không để chim hoang, mèo, chuột… vào khu vực nuôi úm gà. Thường xuyên thực hiện chương trình diệt chuột cho cả bên trong và bên ngoài chuồng gà.

5. Tuỳ theo điều kiện xác định chế độ nuôi dưỡng phù hợp

Gà sao rất dễ nuôi, tùy theo điều kiện của nông hộ và thị trường mà lựa chọn phương thức nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh. Trong nuôi thâm canh sử dụng các loại thức ăn công nghiệp dùng cho gà lai thả vườn cho gà ăn tự do. Với chế độ nuôi bán thâm canh, ở giai đoạn gà con (1-4 tuần tuổi) cần phải được nuôi dưỡng đảm bảo, sau đó có thể tận dụng các nguyên liệu như lúa, bắp, cám… thay thế một phần cám tổng hợp và bổ sung thêm rau xanh (lục bình, rau muống, cỏ…). Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin hoặc bột cá có hàm lượng muối cao. Việc sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương sẽ giảm được giá thành sản phẩm, nhưng chắc rằng thời gian nuôi để đạt trọng lượng xuất chuồng phải dài hơn so với nuôi thâm canh.

6. Chủ động tiếp cận thị trường để tiêu thụ sản phẩm

Thịt gà sao được xem là thực phẩm đặc sản, thị trường tiêu thụ không phổ biến như gà ta hay gà công nghiệp, mà nó chủ yếu được bán ở các nhà hàng, tiệm ăn lớn. Vì thế, khi tổ chức chăn nuôi gà sao thịt các hộ nông dân cần chủ động tìm điểm tiêu thụ, không nên chạy theo phong trào. Giá cả ngoài phụ thuộc vào thời điểm bán, thì trọng lượng xuất chuồng cũng là yếu tố cần xem xét. Vì thế, kéo dài thời gian nuôi không những làm tăng chi phí, mà còn liên quan đến chất lượng thịt.

Chăn nuôi gà sao thịt là mô hình mới, có nhiều triển vọng, có thể nhân rộng trong thời gian tới, góp phần đa dạng hoá vật nuôi và đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ. Song, để đi đến thành công các nông hộ cần có những kiến thức về kỹ thuật và biết tiếp cận thị trường.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.