Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/08/2005 14:32 (GMT+7)

Một số giống táo và cách trồng

Giống và thời vụ

Táo hiện nay có tất nhiều giống (gần 20 giống khác nhau). Sau đây chúng tôi giới thiệu một số giống táo có khả năng thích nghi rộng, ít bị sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế cao đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước.

Giống táo Gia Lộc:Sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh hại tốt, năng suất khá cao. Bằng tác động của biện pháp kỹ thuật có khả năng cho hai vụ quả trong năm (chín vào tháng 7-8 và tháng 11-12). Lá thuôn dài, màu xanh nhạt, nách lá có gai nhỏ. Quả hình trái xoan, trọng lượng trung bình 50 đến 60 quả/kg, quả chín có màu xanh trắng, ăn giòn, hơi chua.

Gống táo ngọt H 12:Sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh hại và cho năng suất khá. Quả chín vào tháng 1-2 (bán vào dịp Tết nguyên đán cổ truyền nên thường có giá khá cao). Lá hình cầu, màu xanh đậm, nách lá thường có gai nhỏ, tán cây thấp, cành lá sum xuê rậm rạp. Quả hình cầu tròn, trọng lượng trung bình 50 đến 60 quả/kg. Quả non có màu xanh đạm, khi chín màu trắng xanh, ăn giòn, vị ngọt, thơm mùi lê.

Gống táo Xuân 21: Đây là giống táo mới được lai tạo trong vài năm gần đây, có nhiều điểm vượt trội so với các giống táo cũ như: tính thích nghi rộng, năng suất rất cao, kích cỡ quả lớn (25 đến 30 quả/kg), dạng quả hình trái xoan, khi chín có màu trắng xanh, ăn giòn ngọt nhẹ. Chín trung bình vào tháng 12, tháng 1. Đặc biết nách lá không có gai, thuận tiện cho việc thu hái được dễ dàng. Với những ưu điểm này, chỉ trong thời gian ngắn (sau khi tạo giống 2 đến 3 năm), giống táo Xuân 21 đã được trồng trên diện tích lớn ở nhiều vùng trong cả nước.

Thời vụ: Cây táo có sức sống khỏe, trồng được dễ dàng cả hai vụ. Vụ xuân trồng tháng 2-3. Vụ thu trồng tháng 10-11.

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn đất có tầng đất dày trên 70cm, xa khu công nghiệp, xa đường quốc lộ ít nhất 300m. Táo có thể trồng trên nhiều loại đất như phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng đồng bằng, trung du, vùng núi thấp... Táo thích hợp với các loại đất thoát nước (nhẹ xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ dốc nhỏ hơn 100.

Đào hố rộng 0,8 đến 1m; sâu 0,6 đến 0,8m hình tròn hoặc vuông. Mỗi hố bón 30 đến 50 kg phân chuồng hoai mục + 0,1 đến 0,2 kg supe lân Lâm Thao. Mật độ trồng 4m x 3m x 1 cây. Trồng táo chủ yếu bằng cây ghép. Dùng cuốc xẻng trộn lẫn phân với đất san phẳng hố. Khoét một lỗ tròn ở giữa hố, cho rễ trần buông tự nhiên xuống. Để cổ rễ ngang với mặt đất, dùng chân giậm chặt xung quanh, cách gốc 20cm, tưới đẫm nước (mỗi cây 5 đến 7 lít nước). Duy trì độ ẩm 70 đến 80% trong 15 đến 20 ngày để cây không chết.

Bón phân: Bón lót cho mỗi cây từ năm thứ hai trở đi, một lần vào tháng 2-3: 30 đến 50 kg phân chuồng theo tán cây. Nếu đất chua thì bón mỗi sào vườn 20 đến 25 kg vôi cục (bón trước hoặc sau các loại phân khác 10 đến 15 ngày).

Bón thúc phân khoáng cho cây (lượng phân tính cho 1 cây/năm): đạm urê từ 0,5 đến 2kg; kali clorua 0,5 đến 2kg; supe lân 1 đến 3 kg bón làm 3 lần chính trong năm.

Cách bón:Thúc đợt 1 vào tháng 2-3 sau khi đốn cây, lượng bón 50% đạm + 20% kali + 100% lân, tạo điều kiện cho cây phát lộc, ra nhánh mạnh. Thúc đợt 2 để sai hoa đậu quả, bón vào tháng 5-6, đạm urê 30%; kali 30%. Thúc đợt 3 tháng 8-9 bón nốt lượng phân còn lại chống rụng quả sinh lý, tăng chất lượng quả. Lưu ý chỉ bón phân khoáng khi độ ẩm đất đạt 70 đến 80% (sau cơn mưa hoặc tưới ẩm) để phát huy được hiệu quả của phân. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây đến đâu bón đến đó.

Tưới nước: Táo cần rất nhiều nước giai đoạn phát lộc, ra hoa và quả non. Cần dùng nước sạch để tưới cho táo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thời kỳ này cần duy trì độ ẩm đạt 70 đến 80% để táo sai hoa đậu quả. Giai đoạn quả già đến chín cần ít nước hơn, độ ẩm thích hợp khoảng 65 đến 75% để đảm bảo chất lượng quả.

Một số biện pháp kỹ thuật giúp cho táo sai hoa đậu quả:Từ khi nụ hình thành rõ đến khi quả có đường kính khoảng 1 cm nên phun một số loại phân bón qua lá như Humate, Atonic, Komic, kích phát tố hoa trái Thiên Nông..., cho táo khoảng 10 đến 15 ngày/lần thì táo rất sai, năng suất có thể tăng 30 đến 50% so với đối chứng không dùng phân, chất lượng quả cũng được cải thiện rõ rệt.

Phòng trừ sâu hại

Sâu xanh, đục quả, hại lá non: Dùng thuốc trừ sâu vi sinh như Firi – P16.000U; Denfil WP; Dipel 3,2WP hoặc các loại thuốc hóa học mới ít độc hại như Karate 2,5EC; Regent 800WG; Sopuki 3,6AS; Sumicidin 10EC..., phun khi sâu mới nở hoặc quả non mới hình thành. Các loại rầy, rệp dùng thuốc trừ sâu nội hấp như Conphai 10WP; Actara 25WG; Sutin 5EC nên phun 2 lần cách nhau 10 đến 15 ngày.

Anh Đồng Văn Quyên ở thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) là người trồng táo có nhiều kinh nghiệm, thu nhập cao. Với 700m 2táo giống H12, anh Quyên trồng với mật độ dày, đốn đau hàng năm vào tháng 3-4. Táo ra hoa, thu quả muộn vào dịp Tết Nguyên đán, toàn quả to, bán rất chạy lại được giá. Hằng năm cho thu trên 12 triệu đồng mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình.

                    Nguồn: KH&ĐS số 24 (1742), ngày 25/3/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.