Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 29/10/2007 14:48 (GMT+7)

Mở đầu và kết bài ra sao

Không ít bài nêu lên một chủ đề gây chú ý nhưng phần mở đầu quá tầm thường, đồng nghĩa với khả năng mất một số bạn đọc hoặc khiến họ có ấn tượng không hay. Trong khi đó, có nhiều trường hợp phóng viên viết được phần mở đầu rất tốt, cách dẫn giải câu chuyện cũng rất logic nhưng đến phần kết lại hụt hẫng, thậm chí cụt. 
 
Nhiều người cho rằng ai viết văn hay thì làm báo giỏi. Điều này chưa chắc nếu phong cách viết văn được "bê" nguyên xi vào trong báo. Nhiều nhà văn quen với kiểu tả tình tả cảnh, trong khi báo chí đòi hỏi đề cập trực tiếp vào vấn đề. Nhưng nếu nhà báo chỉ thuần túy phát hiện thông tin giỏi mà không biết đặt vấn đề, không biết dẫn dắt người đọc đi đến hết câu chuyện thì cũng không đạt được mục đích của mình. 
 
Mở đầu hay không phải chuyện đơn giản nhưng ít ra nó còn được chú ý nhiều, chứ phần kết thì nhiều khi bị coi nhẹ. Thực ra, mở đầu và kết bài đều có ý nghĩa lớn. Mở bài tốt giúp cho người đọc thấy quan tâm hơn đến bài vào và tiếp tục tìm hiểu nó, một câu kết hay sẽ khiến độc giả có cảm tưởng về một bài viết "hoàn thiện". 
 
Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille của Pháp đưa ra một số gợi ý sau:
 
Mở đầu

Đây không phải là một đoạn mở đầu dài dòng giới thiệu sự việc, nhân vật, hay vấn đề, mà là ngược lại. "Catch phrase": nó phải tóm được độc giả! Đây là một trong những đoạn khó viết nhất trong một bài báo. Những không phải bao giờ phóng viên cũng có cảm hứng khi đặt bút viết. Chính vì thế phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào thu hút được người đọc? Làm thế nào để đưa ra "cú đấm quyết định" cho bài báo của mình?
 
Đanh thép, cô đọng, nhịp nhàng, đó nhất thiết phải là một câu ngắn. Các từ ngữ đi thẳng vào vấn đề, sao cho độc giả hiểu ngay chủ đề của bài báo. Mở đầu phải độc lập với các tít, sapô và viết một cách tự do. Đây là một mẹo viết thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả. Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người.
 
Sau đây là một số cách viết phổ biến:
- một bức ảnh: định vị sự việc bằng một miêu tả. Độc giả cần được "nhìn thấy".
- một trích dẫn: thích hợp khi một hoặc nhiều người được phỏng vấn.
- một câu chuyện: một giai thoại, miễn là có ý nghĩa. Độc giả rất thích.
- một công thức quen thuộc: có liên quan đến chủ đề.
- đổi hướng công thức: thay đổi một từ và dùng một câu nổi tiếng.
- một hình ảnh: hình ảnh này sẽ là biểu tượng của bài.
- một châm ngôn: có thể tự nghĩ ra hoặc lấy trong dân gian.
- một nghịch lý: đề cập tới chủ đề bằng cách không ai ngờ tới.
- một điều kỳ cục: gợi sự tò mò bằng một hình ảnh, một sự việc bất bình thường hoặc lạ.
- một khẳng định: phải có ý nghĩa hoặc bất ngờ.
- một câu hỏi: không nên lạm dụng và đưa ngay ra câu trả lời.
- một sự tương tự: liên tưởng tới một hình ảnh hoặc kỷ niệm của độc giả.
- một sự mỉa mai, một câu khác thường, một câu chơi chữ…
 
Trong một tờ báo cần có những mở đầu khác nhau. Nhà báo cần đổi mới. Với loại bài tin tức dạng hàng ngày thì chỉ cần đưa ra sự việc và thông điệp chủ yếu có tính thời sự.
 
Kết bài
 
Làm thế nào để độc giả có ấn tượng tốt về bài báo? Phần kết của bài không phải là:
- nơi chúng ta vội vã lướt qua những gì chưa nói trong bài.
- một bài học đạo đức (không nên thêm mắm muối vào bài báo).
- một kết luận của bài văn nghị luận có tính tóm tắt hay tổng hợp.
- một lời chào: đừng viết "phần tiếp theo ở số báo sau…". Một bài báo là một tác phẩm hoàn chỉnh.
 
Không nhất thiết phải có kết luận đối với các bài mang tính thông tin thuần túy, các phỏng vấn (trừ phi chọn được câu hỏi cuối cùng thật hay). Ngược lại, tường thuật và bình luận bắt buộc phải có kết. 
 
Yêu cầu cũng giống như với phần mở đầu. Mạnh mẽ, dứt khoát, kết luận phải dùng câu ngắn, hình tượng, độc đáo. Nó đem lại cảm tưởng cuối cùng. Thông thường, trước phần kết có hai hoặc ba câu, cũng ngắn, chuẩn bị cho "kết luận của kết luận". Đôi khi chỉ cần một hay hai chữ là đủ. 
 
Kết bài giúp cho người biên tập:
- mở ra góc độ mà anh ta đã đóng lại tối đa ở ngay đầu bài báo. Vì vậy nó gợi sự quan tâm, tò mò, đặt câu hỏi và mở ra triển vọng.
- đóng góc độ lại, bằng cách quay lại với thông điệp cốt lõi (khóa cái khóa lại).
 
Một mẹo hay: câu cuối cùng dùng lại các từ của tít hoặc ít nhất là một số từ./.


Nguồn: vietnamjournalism.com 10/5/2006

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.