Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 03/05/2006 22:16 (GMT+7)

Mộ công chúa Lê Ngọc Hân - Có hay không?

Ông Nguyễn Đình Kiu năm nay hơn 70 tuổi, cháu đời thứ năm của công chúa Lê Ngọc Hân tâm sự: "Hai mấy năm nay tôi gửi đơn thư đi khắp mọi nơi kêu cứu. Tôi nghĩ mình là con cháu, thấy phần mộ của tiền nhân bị lãng quên phải có trách nhiệm.

Tôi sẵn sàng bỏ ra cả tỷ đồng để tôn tạo di tích, phần mộ công chúa Lê Ngọc Hân. Tuy nhiên, tôi làm không có ý nghĩa gì bởi bà Ngọc Hân là danh nhân quốc gia. Nếu không nghĩ bà là tác giả của Ai Tư Vãn, cũng nên nghĩ bà là vợ vua Qung Trung.

Thế nên, ủy ban Nhân dân xã, huyện, cao hơn là thành phố phải là đơn vị đứng ra xây dựng ngôi mộ này. Có người cho rằng tôi làm việc này để kiếm chút bổng lộc và danh lợi cho riêng mình.

Tôi năm nay 70 tuổi lại mắc bệnh ung thư phổi. Tôi đang cận kề cái chết. Nếu di tích được quan tâm, tôn tạo, vinh dự thuộc về nhân dân xã Ninh Hiệp, Hà Nội".

Trong khi đó tài liệu được cố giáo sư Trần Quốc Vượng đưa ra năm 1990 thì năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Chúa Trịnh, tôn phù nhà Lê. Trên thực tế là thống nhất đất nước sau hai thế kỷ bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân.

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, Huế vào năm 1788, Ngọc Hân được phong Hoàng hậu. Sau khi Quang Trung tiến ra Bắc tiêu diệt giặc Thanh vào mùa xuân năm 1789 trở về, Ngọc Hân sinh được hai người con, công chúa Ngọc Bảo (1790) và hoàng tử Văn Đức (1791).

Năm 1792, Quang Trung đột ngột băng hà. Ít lâu sau, Lê Ngọc Hân đưa các con ra khỏi cung Phú Xuân ở trong ngôi chùa phía tây thành Huế để thờ chồng, nuôi con.

Bà sống tới ngày 8/11 năm 1799, thọ 29 tuổi. Triều đình Cảnh Thịnh lục đục, suy yếu và sụp đổ. Các con bà đổi sang họ Trần để tránh sự truy đuổi của Gia Long Nguyễn Ánh nhưng không bao lâu thì mất khi mới được 11 và 13 tuổi.

Truyền thuyết cho rằng, hai đứa trẻ bị giết hại khi trốn tránh (tuy nhiên hai đứa trẻ này không có tên trong danh sách vua tôi nhà Tây Sơn bị Gia Long hành hình).

Ngoài Lê Ngọc Hân, bà Nguyễn Thị Huyền còn có người con nuôi là Công chúa Ngọc Bình, vợ vua Cảnh Thịnh. Khi Gia Long lên ngôi, cảm mến tài sắc Ngọc Bình nên ép bà làm vợ của mình.

Thương con gái và các cháu ngoại chết yểu nơi xa, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền khi ấy đang sống ở Phù Ninh thuê người vào Huế, đem hài cốt của ba mẹ con Ngọc Hân về làng.

Ngày 28/6/1804, hài cốt của ba mẹ con công chúa Ngọc Hân được đưa về bến ái Mộ, Gia Lâm, sau được an táng tại bãi cây Đại hay bãi Đầu voi ở làng Nành (Ninh Hiệp).

Bà Nguyễn Thị Huyền không có con trai nên chuyển đến Dinh Thiết Lâm làm đền thờ (thờ cả bà và Ngọc Hân). Khoảng thời gian từ thời Minh Mạng sang đời Thiệu Trị (1840) có người trong làng tố giác việc thờ cúng này.

Vua Thiệu Trị ban sắc, bắt phá hủy đền thờ ở Dinh Thiết Lâm. Mộ ba mẹ con bị quật đào, đổ hài cốt xuống sông, nơi này sau lập đền Ghềnh thờ Ngọc Hân cùng các con.

Một thời gian sau, nhân dân trong làng bí mật đắp lại một nấm mộ chính nơi Ngọc Hân cùng hai con nhỏ từng được an táng. Nấm mộ ấy tồn tại cho đến ngày nay.

Nguồn: An Ninh Thủ Đô, home.netnam.vn

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.