Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/07/2004 17:34 (GMT+7)

Máy cấy lúa "Made in Việt Nam"

Tiếp nhận công nghệ của Nhật Bản, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, thiết kế được mẫu máy cấy phù hợp với điều kiện canh táctại Việt Nam. Hiện những chiếc máy đầu tiên này đã được đưa vào cấy thử nghiệm tại huyện Từ Sơn (Bắc Ninh).
Nhãn hiệu Việt Nam công nghệ Nhật Bản
Công trình máy cấy lúa sản xuất tại Việt Nam đã được các cán bộ của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu từ nhiều năm nay trên cơ sở hồi phục, cảitiến từ các loại máy cấy của Nhật Bản. Tiến sĩ Lê Sỹ Hùng - Trưởng phòng Nghiên cứu động lực và cơ giới hóa canh tác cho biết: "Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã cấy lúa bằng máy từ 20 - 30năm nay trên toàn bộ diện tích của họ. ở nước ta, đây vẫn còn là một công nghệ đang trong phạm vi nghiên cứu. Loại máy cấy mà chúng tôi chế tạo hiện nay vẫn dựa trên những nguyên lý cơ bản của nhữngloại máy cấy Nhật Bản, nhưng đã được bổ sung, cải tiến cho phù hợp với điều kiện canh tác và công nghệ chế tạo Việt Nam". Sở dĩ phải cải tiến máy cấy Nhật Bản, theo Thạc sĩ Vũ Đình Phiên - chuyên giađầu ngành về máy cấy, so với Nhật Bản, nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây lúa phát triển rất nhanh, thời gian sinh trưởng của lúa ngắn hơn nên cần phải cải tiến máy cấy để đưa mật độ cấy lúadày hơn, bảo đảm năng suất đồng đều, đặc biệt giá thành chế tạo phải phù hợp với sức mua của người dân.
Theo thiết kế, loại máy cải tiến này có bốn bánh, người ngồi lái tự hành, động cơ xăng bốn thì với công suất 7,5 mã lực. Nâng, hạ máy bằng hệ thống thủy lực. Để sử dụng được loại máy này, nhất thiếtphải dùng mạ khay. Đây là loại mạ được gieo trong các khay nhựa chuyên dùng. Khi mạ phát triển lên 2,7-3,0 lá mới đem đi cấy. Máy cấy hoạt động theo nguyên lý cơ cấu cấy bốn khâu kiểu chải đẩy, táchtừng dảnh mạ rồi dúi vào mặt ruộng. Máy cấy được 4 - 6 hàng cùng lúc. Khoảng cách giữa các hàng cấy cố định 25cm, còn khoảng cách giữa các khóm mạ được điều chỉnh theo bốn cỡ khác nhau: 10 - 12 - 14- 16cm. Số khóm mạ trong 1m2 và số dảnh mạ trong một khóm có thể điều chỉnh, thay đổi được bảo đảm mật độ 40 - 50 khóm/m2 (2 - 3 dảnh/khóm). Bề rộng làm việc của máy 1,5m, chỉ cần một người ngồi điềukhiển. Công suất cấy trung bình của máy đạt 0,2 ha/giờ (tương đương 5,5 sào Bắc Bộ và bằng sức cấy của 5 người trong một ngày).
Triển vọng và trở ngại
Theo ông Vũ Đình Phiên, cấy lúa bằng máy không còn là vấn đề phức tạp nữa, kỹ thuật đã trong tầm tay. Vấn đề là phải đẩy mạnh nghiên cứu thì mới áp dụng được vì nông nghiệp nước ta đang phát triểnvới tốc độ cơ giới hóa rất cao, không lâu nữa người dân sẽ cần đến máy cấy. Tuy nhiên, để ứng dụng được vào thực tế còn rất nhiều trở ngại cần phải giải quyết. Do loại máy cấy chỉ sử dụng được mạkhay, nên trước tiên chúng ta phải xây dựng được các tổ hợp chuyên sản xuất mạ khay, thời gian đầu sẽ bán mạ cho nông dân cấy tay, sau đó mới tiến hành đưa máy cấy vào. Ngoài ra, Việt Nam cũng phảitừ bỏ hoàn toàn cách làm mạ dược ngoài đồng để cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm mạ đến khâu cấy. Thêm vào đó, máy cấy là loại máy đòi hỏi công nghệ chế tạo cao, các chi tiết phải có độ chính xác lớn,hoàn chỉnh, đồng bộ. Do đó phải nghiên cứu, tìm ra công nghệ chế tạo thích hợp. Hiện nay nhiều vùng nông thôn phát triển, thu nhập cao, đã thuê người cấy với giá ngày công lên tới 35.000 - 40.000đồng/ngày, như vùng Từ Sơn, Bắc Ninh chẳng hạn. Đây chính là những nơi thích hợp để xây dựng xí nghiệp sản xuất mạ khay, đưa máy cấy vào, từ đó mở rộng ra cả nước.
Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), www.nhandan.com.vn ngày 4-9-2003

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.