Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:43 (GMT+7)

Margaret Mead - Nhà nhân loại học giúp mọi người trên thế giới xích lại gần nhau

Năm 1918 Margaret tốt nghiệp trung học và vào Đại học Depauw, tiểu bang Indiana nhưng sau một năm cô đã rời trường này để vào học Đại học Columbia (New York). Ba năm sau cô đã có bằng thạc sĩ về tâmlý học và chọn chuyên ngành Nhân loại học để làm luận văn tiến sĩ. Nhân loại học là môn học về con người với tư cách là một loài và các nhà nhân loại học quan tâm về việc giải đáp những mẫu ngườikhác nhau về cơ thể đã phát triển như thế nào, chẳng hạn tại sao người dân Pimê ở Châu Phi lại quá nhỏ, còn các thổ dân ở úc lại quá to lớn? Các nhà nhân loại học cũng quan tâm về các nhóm dân cư -các xã hội có quan hệ với những người sống xung quanh họ như thế nào. Họ nghiên cứu về cách mà các xã hội nhận định về thế giới qua các mối quan hệ gia đình, tôn giáo, ngôn ngữ và nghệ thuật. Họ còntìm hiểu cách thức lao động của các gia đình và cộng đồng.

Năm 1925, sau 5 năm học tập, cô muốn bước ra khỏi giảng đường và thực hiện công việc nghiên cứu trên thực địa. Cô chọn việc nghiên cứu nền văn hoá Polinêdi - một quần đảo thuộc Nam Thái Bình Dương. Nền văn minh hiện đại đang vươn tới quần đảo này, các tập tục và lối sống của người dân ở đây sớm muộn gì cũng bị biến mất vĩnh viễn, Margaret muốn quan sát và ghi lại chúng trước khi chúng biến mất.

Thời kỳ những năm 20 của thế kỷ trước, việc một phụ nữ đi du lịch xa xôi như vậy một mình là hết sức lạ lùng, đa phần phụ nữ thời đó chỉ mong có một cuộc sống ổn định, tạo một mái ấm gia đình và có con cái. Mặc dù bị nhiều người khuyên can, Margaret vẫn kiên quyết đến nghiên cứu nền văn hoá trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Ngày 31/8/1925 Margaret Mead đã đến quần đảo Samoa sau cuộc hành trình dài ba nghìn dặm.

Quần đảo Samoa ở Nam Thái Bình Dương, cách xích đạo chừng một ngàn dặm về phía Nam. Được khám phá vào thế kỷ 18, quần đảo đã trở thành nơi buôn bán quan trọng, sau này nó trở thành hải cảng tiếp tế cho các tàu ghé vào lấy nhiên liệu và các thứ hậu cần khác.

Thiết bị nghiên cứu của Margaret mang theo khá sơ sài: ngoài hành lý cá nhân thì bà chỉ mang theo bút chì, sổ tay, một máy quay phim và một cặp mắt kính dự phòng. Vào thời kỳ đó các nhà khoa học đi nghiên cứu trên thực địa không được huấn luyện các phương pháp quan sát và ghi chép những khám phá của họ. Hoàn toàn bỡ ngỡ nhưng Margaret vẫn cố gắng khắc phục khó khăn này. Nhưng khi đến Pago Pago (thuộc đảo Tutuila) thì bà thất vọng bởi sự du nhập nền văn hoá Mỹ vào quần đảo này đã xoá dần những nét văn hoá bản địa. Phụ nữ ăn mặc không phải là những y phục truyền thống mà là những hàng dệt của Mỹ có sọc vằn “trông gớm ghiếc”. Những ngôi làng nằm dọc theo con đường xe buýt chạy qua bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hàng hoá Mỹ và những du khách. Chúng không thể hiện một hình ảnh tiêu biểu của nền văn hoá bản xứ. Do vậy, Margaret quyết định đi đến đảo Ta’u - một trong ba đảo nhỏ trong quần đảo Manu’a. Mặc dù khí hậu ở Ta’u rất nóng nhưng Margaret rất phấn khởi vì đảo này có vẻ nguyên thuỷ và không bị biến chất như bất cứ vùng nào trên quần đảo Samoa. Bà lao vào quan sát và ghi chép những điệu nhảy của người Polinêdi và dành thì giờ phỏng vấn các thiếu nữ trong làng, trắc nghiệm trí thông minh của họ, ghi lại những kinh nghiệm và lai lịch dòng họ. Bà đã sưu tầm được một kho dự trữ những chi tiết về đời sống của thanh niên đảo Ta’u. Margaret đã hoàn thành công việc và trở về Hoa kỳ vào tháng 5/1926, bà bắt tay vào viết bản báo cáo về công trình nghiên cứu thực địa của mình có tên: “Đạt đến tuổi trưởng thành ở Samoa”. Quyển sách cho mọi người hiểu được tập quán, giới tính và gia đình của các thiếu nữ ở Samoa. Margaret tìm thấy ở Samoa một xã hội mà ở đó cuộc sống thường là ngẫu nhiên và thoải mái. Lớp trẻ Samoa coi tình dục như là một thứ trò chơi, họ phải học tập những kỹ năng của nó và thử nghiệm với nhiều bạn tình càng tốt. Chúng không nghĩ đến tình yêu lãng mạn, chúng không nghĩ về tình dục như là một phương tiện của đàn ông “chinh phục” đàn bà…

Cuốn sách của Margaret đã bán rất chạy. Nhiều nhà nhân loại học đánh giá cuốn “Đạt tới tuổi trưởng thành ở Samoa” là một thành công ngoại hạng, họ khâm phục bà trong một thời gian ngắn như vậy đã hoàn thành một khối lượng nghiên cứu đồ sộ. Margaret không có mặt ở Mỹ khi cuốn sách được xuất bản mà lúc này bà đang theo đuổi một đề tài nghiên cứu mới. Tháng 10/1928 bà cùng người chồng thứ hai vừa mới kết hôn là Reo Fortune (Khi còn là sinh viên Margaret đã kết hôn với Luther Cressman, nhưng sau khi gặp Reo Fortune bà nhận thấy có quan niệm sống của bà với người chồng đầu tiên ngày càng khác nhau nên đã chia tay với ông và lấy Reo Fortune) đi thuyền buồm đến quần đảo Admiralty nằm ngoài khơi biển đông bắc của Tân Ghi nê. Đây là một nhóm gồm chừng 40 đảo, trong đó có đảo Manus là lớn nhất. Cho đến gần đây một số dân cư trên đảo vẫn còn là những kẻ ăn thịt người và săn đầu người. Dân cư đảo Manus sống trong các ngôi nhà được xây dựng trên các cột đóng xuống đáy vịnh. Các nhà truyền giáo hoặc nhà buôn không bao giờ đến thăm họ. Dân cư trên đảo không biết gì về thế giới bên ngoài, cuộc sống của họ quanh quẩn ở đợt thuỷ triều hàng tháng tràn lên dãy đá ngầm, nó đưa tôm cá đến nuôi sống họ. Dân cư ở Manus lúc nào cũng lo lắng, nếu họ làm điều gì “sai”, họ tin rằng các hồn ma sẽ đến trừng phạt họ vào ban đêm…

Margaret quan tâm đến các trẻ dưới 5 tuổi ở Manus, bà nhận thấy chúng có cuộc sống rất ảm đạm, sự ảm đạm này tiếp tục khi chúng trưởng thành. Trên đảo Manus, những người lớn không giáo dục con cái. Trở về New York bà đã viết cuốn sách “Trưởng thành ở Tân Ginê”, cuốn sách đã được hoan nghênh nhiệt liệt và phát hành rộng khắp.

Tháng 9/1931 Margaret cùng chồng đi nghiên cứu những người miền núi Arapesh, những cư dân sống ở sông Mindugumon và dân cư Tchambuli sống ở bờ hồ - ba xã hội nguyên thuỷ, bị cô lập.

Công việc nghiên cứu khá khó khăn vì khó tiếp xúc với những người Arapesh vả lại không có gì xảy ra nhiều ở những người Arapesh. Bởi thế sang năm 1932 họ chuyển đến sông Yuat và sống với dân Mindugumon. Đây là một nhóm dân ăn thịt người dữ tợn đã chiếm bờ đất cao nhất gần bờ sông. Trong quá khứ họ đã nhiều lần đột nhập vào các làng lân cận và bắt đi những phụ nữ. Đàn ông và đàn bà bộ tộc này đều rất hung dữ, đàn ông muốn có con gái, đàn bà muốn có con trai, bởi thế những bé sơ sinh có giới tính “sai lầm” đều bị họ vứt xuống sông. Margaret và chồng kết thúc công việc nghiên cứu ở đây cuối năm 1932. Sau đó nhờ một nhà nhân loại học người Anh là Gregory Bateson giới thiệu, Margaret đến Tân Ghinê nghiên cứu về tộc người Tchambuli sống trong ba ngôi làng nhỏ. Những cư dân này thích âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, diễn kịch và tổ chức lễ hội. Tóm lại là họ sống rất vui vẻ. Vai trò đàn ông và phụ nữ bộ tộc này trái ngược hẳn với ở thế giới văn minh: phụ nữ là người quản lý, tổ chức và lao động chính, trong khi đó đàn ông dành nhiều thời gian cho các hoạt động nghệ thuật như chạm trổ, bện dây, hội hoạ và khiêu vũ.

Cũng trong thời gian này Margaret dần cảm thấy gắn bó với Gregory Bateson nhiều hơn với chồng. Sau này, Margaret viết: “Gregory và tôi vừa thiết lập một thứ giao tiếp mà không có Reo tham dự”.

Điều này giống như điều đã từng xảy ra với Margaret, Luther và Reo năm năm về trước. Một người đàn ông mới thú vị và đồng cảm hơn đang dần loại trừ người đàn ông cũ. Bà đã li dị với Reo Fortune và lấy Gregory Bateson.

Mùa xuân năm 1933, Margeret trở về New York và bắt tay vào viết cuốn sách “Tình dục và tính khí nơi ba xã hội nguyên thuỷ” qua việc nghiên cứu ba tộc người Arapesh, Mundugamor, Tchambuli. Cuốn sách được xuất bản vào năm 1935 chứa đựng những tư tưởng thách thức. ý tưởng đàn ông và phụ nữ không cần đến các vai trò dành cho họ như trong xã hội phương Tây đã làm cho những người theo thuyết nam nữ bình quyền hả hê. Vai trò làm mẹ của phụ nữ theo truyền thống, theo Margaret là “phung phí các tài năng của phụ nữ, khi họ có thể thực hiện những chức năng khác còn tốt hơn là khả năng sinh con đẻ cái trong một thế giới đã quá đông người”...

Cũng như hai tác phẩm trước, cuốn sách này của bà đã gây được tiếng vang lớn. Margaret hăm hở nghiên cứu, hăm hở trong những chuyến đi thực địa không mệt mỏi, tháng 4/1936 bà đã sang Bali (ngày nay thuộc nước Cộng hoà Inđônêsia). Bali thực sự là thiên đường nơi trần thế, lễ lạt diễn ra hàng ngày. Sự phong phú của nền văn minh Bali làm họ kinh ngạc và thích thú. Bà và người chồng thứ ba - Gregory Bateson - đã ở đó 2 năm. Họ chụp tới 28.000 bức ảnh, sưu tập rất nhiều tranh hội hoạ, đồ trạm trổ, các bức vẽ của trẻ em và các con rối của kịch múa rối bóng. Họ còn quay vô số cuộn phim. Margaret và Gregory đã thực hiện một hệ thống tham khảo và lập thư mục để xác minh từng đề tài.

Đến tháng 3/1938 họ mới rời Bali và quay về Tân Ghinê trong một năm. Kết quả trực tiếp của chuyến đi khảo sát thực địa là tác phẩm “Tính cách của người Bali”. Nó được thành hình với sự cộng tác của Gregory và được minh hoạ bằng 700 trong số 25000 bức ảnh mà họ đã chụp ở Bali. Nó được coi là kỉ lục của chuyến đi nghiên cứu thực địa, mẫu mực về cách trình bày những khám phá của việc nghiên cứu trên thực địa. Năm 1938 bà sinh con gái, cùng lúc này thế chiến II nổ ra. Margaret được mời đến Washington phụ trách công việc thời chiến cho chính quyền. Sau chiến tranh, bà được mời đi thuyết trình và giảng dạy ở nhiều trường Đại học nổi tiếng. Ngoài công tác ở Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa kỳ, bà được bổ nhiệm làm giáo sư phụ giảng về nhân loại học tại ĐH Columbia. Bà còn dành rất nhiều thời gian cho những chuyến đi nghiên cứu thực địa lần thứ hai ở những nơi đã đi qua như Bali, Manus, Tân Ghinê…

Đánh giá công lao của Margaret Mead, nhà báo Michael Pollard viết: Cho đến đầu thế kỷ 20, chỉ có một số ít người biết đến những khám phá và những lý thuyết của ngành nhân loại học. Chúng được cất kỹ trong các căn phòng của nhà bảo tàng và được mô tả trong các báo cáo và sổ tay khoa học. Margaret đã mang ngành nhân loại học ra ngoài ngăn kéo các phòng lưu trữ của bảo tàng và làm cho mọi người hiểu được những nét đại cương của đề tài. Bà được đánh giá là nhà nhân loại học vĩ đại nhất Hoa kỳ, đã có công lớn giúp mọi người trên toàn thế giới hiểu biết nền văn hoá của nhau.

Duy Anh
(Trích lược từ Michel Pollard, Margaret Mead, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 2002)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.