Macau - nơi giao hoà văn hoá Đông - Tây
Theo sử sách ghi chép thì giữa thế kỷ XVI, với cái gọi là “Đại phát triển hàng hải”. tư bản phương Tây mở rộng thuộc địa đến các nước châu Á. Năm 1553, thương thuyền của người Bồ Đào Nha đã cập bến Macau. Năm 1845, thực dân Bồ Đào Nha bắt đầu xâm chiếm Macau và tuyên bố Macau là một “cảng tự do” của Bồ Đào Nha. Năm 1849, người Bồ Đào Nha đuổi nhân viên hải quan và quan lại triều đình nhà Thanh và sau đó, tức năm 1851 chiếm đảo Macau. Sau cuộc chiến tranh nha phiến (1860), tức năm 1864 Bồ Đào Nha dùng lực lượng vũ trang chiếm đảo Lộ Hoàn. Năm 1877, chính phủ Bồ Đào Nha và triều đình nhà Thanh ký kết “Điều ước thông thương Trung - Bồ” công nhận chủ quyền là lãnh thổ Macauthuộc về nước Bồ Đào Nha. Năm 1951, sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) Bồ Đào Nha tuyên bố Macau là “một tỉnh hải ngoại” của Bồ Đào Nha. Sau 10 năm đàm phám, năm 1999 Chính phủ Bồ Đào Nha chuyển giao Macau trở về Trung Quốc sau 154 năm là thuộc địa với chính thể “một nước hai chế độ” (“nhất quốc lưỡng thể”) và “người Macau quản lý Macau (Macau nhất trị Macau)”.
Macau là bán đảo thuộc ven biển miền Nam Trung Quốc, phía tây giáp với cửa sông Châu Giang, phía đông là biển cách Hồng Kông 60km, phía bắc gần với thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông. Macau gồm 3 đảo, diện tích 29,2 km2: bán đảo Macau(9,3km2), đảo Đãng Tử (6,7 km2), đảo Lộ Hoàn (5,6 km2). Dân số Macau là 552.000 người, 97% người Hoa, 2% người Bồ Đào Nha và 1% người Thổ sinh (người lai) gốc Âu châu nhưng sinh ở Macau. Có thể nói không có nơi nào trên thế giới sự giao hoà giữa hai nền văn hoá Đông và Tây rõ nét như ở Macau. Từ một làng chài nhỏ, nghèo, hoang sơ sau hàng trăm năm tư bản phương Tây đầu tư, ngày nay Macaulà một vùng lãnh thổ giàu có giao thương thuận tiện. Giao hoà văn hoá Đông - Tây thể hiện ở kiến trúc, các công trình văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thế cảnh, nếp sinh hoạt văn minh, hiện đại và truyền thống ở Macau. Hai ngôn ngữ chính trong đời sống và giáo dục ở Macaulà Trung văn (tiếng Quảng Đông, tiếng phổ thông Trung Quốc) và tiếng Bồ Đào Nha (gọi là Bồ văn). Giáo dục của Macaucó truyền thống lâu đời. Năm 1594, sau khi chiếm đóng Macau, phát triển kinh tế, người truyền giáo Bồ Đào Nha đã thành lập “Viện thánh Paolo” - một mô hình đại học Âu châu đầu tiên ở châu Á tại Macau. “Viện thánh Paolo” là tiền thân của trường Đại học Macau. Giáo dục của Macaulà một nền giáo dục “đa học chế” theo mô hình giáo dục của Âu - Mỹ và Đông phương (Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan).
Tuy nhỏ và dân số ít nhưng Macau là nơi có nhiều di sản văn hoá thế giới nhất ở châu Á. Với 25 di tích lịch sử danh thắng di sản văn hoá, năm 2005 Macau được coi là một “khu thành lịch sử” và được xếp hạng thứ 31 vào danh mục “di sản thế giới”. Các “di sản thế giới” này phản ánh sự giao hoà giữa hai nền kiến trúc lịch sử và thẩm mỹ phương Đông và phương Tây. Ở Macau có nhiều đền, chùa, miếu trang nghiêm theo kiểu dáng Trung Hoa, Ấn Độ, nhưng cũng có vô số tháp, thánh đường, tu viện, nhà thờ, pháo đài cổ kính của phương Tây xa xưa. Tượng đức Phật, thánh Khổng Tử và đức Chúa có ở khắp mọi nơi và thu hút khách thập phương. Hơn 400 năm hai nền văn hoá Trung Hoa và Bồ Đào Nha được kết hợp hài hoà ở Macau. Phong cách kiến trúc cổ điển của Trung Hoa tạo nên nét hấp dẫm và độc đáo của văn hoá Macau.
“Macác miếu” là miếu thờ theo kiểu kiến trúc Trung Hoa cổ xưa nhất hiện còn ở Macau. Quần thể miếu gồm có: “Thần sơn đệ nhất”, “Thiếu lâm chính giác”, “Hoằng nhân điện” và “Quan Âm các”. Miếu còn có tên là “Ma tổ các”. “Trịnh gia đại ốc” được xây dựng năm 1881, là cố cư của nhà tư tưởng nổi tiếng thời cận đại của Trung Quốc là Trịnh Quang Ứng. Ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc của Trung Hoa nhưng trang trí theo kiểu phương Tây độc đáo và ấn tượng. Một “di sản thế giới” ở dạng “cố cư” nổi tiếng ở Macau là “Lư gia đại ốc”, là nơi nhiều đời của gia tộc họ Lư - một thương gia giàu có ở Macau. “Đại ốc” này được xây dựng vào năm Quảng Tự thứ 15 đời nhà Thanh (1889). Ngôi nhà mang vẻ đẹp nửa cổ kính nửa hiện đại của hai phong cách kiến trúc Tây phương và Trung Quốc. Mặc dù đã 120 năm nhưng đến nay “Lư gia đại ốc” vẫn còn mới, bề thế và rất kiên cố.
Phần lớn các “di sản thế giới” còn lại đều xây dựng theo kiến trúc và trang trí của Tây phương. Nói đến Macautuy nhỏ nhưng thiên nhiên “sơn hải tương liên” núi non và biển cả mỹ lệ và hữu tình. Macau có nhiều núi đẹp như: núi Đông Vọng dương, núi Tây Vọng dương, núi Đại pháo đài, núi Macác, núi Thanh Châu, núi Phượng Hoàng. Núi gắn liền với miếu thờ. Riêng bán đảo Macau(rộng 9,3 km2) đã có đến hơn 20 toà miếu thờ. Ba miếu thờ nổi tiếng hương khói quanh năm là các miếu Macác, Quan Âm và Liên Phong. Ngoài ra còn có cổ miếu Quan Âm, Tiên Phong, Địa Mẫu, Bao Công, chùa Trúc Lâm, miếu Nữ Oa. Trên đảo Đãng Tử và Lộ Hoàn còn có vườn Bồ Đề, miếu Thiên Hậu, miếu Bắc Đế, miếu Đàm Công, miếu Đại Vương và Tam thánh miếu - Tất cả có 10 toà vẫn còn nguyên vẹn. Nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên ở Macau là nhà thờ thánh Paolo, nơi mai táng người truyền giáo Cơ đốc giáo Bồ Đào Nha đầu tiên đến Macaulà ở Mã Lễ Tôn. Giáo hội Cơ đốc giáo của người Hoa đầu tiên ở Macaulà ở Chí Viễn đường. Trường học đạo Cơ đốc giáo ở Macaulà trường trung học Thái Cao. Pháo đài xưa nhất hiện còn ở Macaulà Đại pháo đài. Nhà hát được xây dựng theo kiến trúc Âu châu đầu tiên ở Macaulà Thành Bình chí viện. Ở Macau còn bảo tồn nguyên vẹn nơi ở và làm việc của lãnh tụ Tôn Trung Sơn một thời gắn bó với Macauvà Quảng Đông. Cửa lầu làm cửa khẩu đầu tiên giữa Trung Quốc và Macaunay vẫn còn là Quan Tạp.
Du lịch, giải trí và đánh bạc là ba ngành “mũi nhọn” tạo nên nền kinh tế rất vững chắc của Macau hơn 100 năm nay. Nghề đánh bạc ở Macauđược nhà nước pháp lệnh hoá từ năm 1847. Đến năm 1937, Macauthực hiện chế độ của luật pháp kinh doanh đánh bạc chuyên nghiệp. Người ta ước tính số nhân viên phục vụ đánh bạc ở Macaulên đến con số 1 vạn người có chuyên môn cao. Số “con” bạc tham gia đánh bạc ở Macau có đủ màu da, quốc tịch khắp thế giới nhưng đông nhất vẫn là người châu Á. Di sản thế giới tiêu biểu nhất ở Macau mà du khách thập phương khi đặt chân đến Macau không thể không đến chiêm ngưỡng vẻ trang nghiêm cổ kính và hoang tàn của nó là “Nhà thờ thánh Paulo” (Ruinas de S.Paulo). Đây là một giáo đường xây dựng năm 1580. Năm 1595, giáo đường bị đốt cháy và đến năm 1601 lại cháy lần thứ hai và đến năm 1835 bị đốt cháy hoàn toàn, chỉ còn lại mặt trước của giáo đường. Phần lớn giáo đường đều làm bằng đá. Đây được coi là một di chỉ giáo đường thờ Thánh Paulo nổi tiếng trên thế giới. Nó là sự kết hợp độc đáo giữa hai phong cách kiến trúc Trung Hoa và Tây Phương “Độc nhất vô nhị” trên thế giới hiện nay. Người Macau gọi di tích lịch sử, văn hoá này là “Đại tam ba”. “Rạp hát năm đời Bá Đa Lộc” (Theatre D. Pedrov) xây dựng năm 1860 và đến năm 1873 mới xây dựng thêm theo đặc sắc kiến trúc của chủ nghĩa cổ điển Âu châu đầu tiên ở Trung Quốc. Rạp hát là nơi biểu diễn kịch và hoà tấu âm nhạc Tây phương do người Bồ Đào Nha quản lý. “Đại lầu nhân từ đường” (Holly House of Mercy) được xây dựng năm 1569 của người Thiên Chúa giáo làm công việc cứu tế, từ thiện nên đặt tên là “nhân từ đường”. Toà lầu được trùng tu giữa thế kỷ XVIII và đến năm 1905 thì có bộ mặt mới như ngày nay. Di sản này kiến trúc theo phong cách của chủ nghĩa cổ điển mới. Pháo đài “Đông Vọng dương” được thiết đặt năm 1662 trên đỉnh núi Đông Vọng dương - đỉnh núi cao nhất ở bán đảo Macau. Gần pháo đài có một tháp hải đăng và một nhà thờ nhỏ. Tháp hải đăng xây dựng năm 1864 được coi là một vị trí xác định bản đồ địa lí đầu tiên ở Macau.
Macau có hệ thống nhà bảo tàng Âu - Á nhiều nhất châu Á. Bảo tàng Macaulà bảo tàng lớn và lâu đời nhất. Bảo tàng toạ lạc ở gần Đại pháo đài. Bảo tàng Biển, Bảo tàng Rượu Nho, Bảo tàng Văn hoá Trà, Bảo tàng nghệ thuật Thiên chúa giáo, Bảo tàng Thánh vật, Bảo tàng Lâm Tắc Từ. Các bảo tàng này đều là kiến trúc cổ điển, hiện vật lịch sử, văn hoá và xã hội phương Đông, phương Tây kết hợp hài hoà. Đặt chân đến bảo tàng du khách như được sống lại một thời lịch sử xa xưa. Cái mới - cũ, Đông - Tây bổ sung cho nhau theo thời gian mà trường tồn vĩnh viễn.