Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/07/2008 00:01 (GMT+7)

Ma cà rồng - Truyền thuyết, sự thật và những lý giải khoa học

Tại châu Âu, ma cà rồng được người ta biết đến như một câu chuyện về những xác chết sống lại và tồn tại bằng cách hút máu người. Đôi khi chúng cũng được li kì hóa, và dần trở thành những câu chuyện kể kinh dị trong nền văn hóa châu Âu.

Nghiên cứu khoa học đầu tiên về ma cà rồng chính thức được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 18. Bắt đầu từ một câu chuyện có thật xảy ra với một người nông dân Serbia tên là Peter Plogojewitz vào năm 1725. Theo những tài liệu được ghi chép lại từ năm 1725, người đàn ông này đã qua đời ở tuổi 62 và đã được an táng theo phong tục truyền thống của người dân địa phương đó là chôn cất dưới đất. Tuy nhiên, hai tháng sau đó, đã có rất nhiều người dân sống trong làng bị chết bởi một căn bệnh lạ. Hiện tượng này diễn ra liên tục trong 9 ngày. Điều kỳ lạ là những người bị chết đều là những người mà Peter đã đến thăm họ một vài ngày trước khi ông ta qua đời. Bà vợ góa của Peter không tin vào câu chuyện này cho đến một đêm, bà kể rằng: bà nằm mơ thấy người chồng quá cố của bà trở về nhà gõ cửa và yêu cầu bà mang cho ông ta một đôi giày. Người phụ nữ sau đó đã quá hoảng sợ. Ngay sáng hôm sau, bà đã chạy trốn khỏi ngôi làng.

Sau sự việc, dân làng đã quyết định đào mở nắp quan tài của Peter. Chính những người lính trong quân đội Serbia đã làm điều đó, và thật đáng kinh ngạc bởi xác chết của Peter vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị thối rữa hay phân hủy. Thậm chí, móng tay, chân và tóc của ông ta dường như đã mọc dài thêm ra, da trắng bệch và trên mép có vương một dấu màu đỏ như máu hơi khô. Quá kinh hãi, dân làng đã đem hỏa thiêu xác chết và những lời đồn đại lần lượt được họ truyền nhau kể lại, thậm chí thổi phồng thành những câu chuyện kinh dị. Riêng những người lính tham gia việc đào mộ, sau khi trở về đơn vị đã đem báo cáo sự thật với chỉ huy của mình. Sự việc này sau đó đã được đăng tải trên hàng loạt các tờ báo khắp thế giới. Cũng từ đó, những câu chuyện về ma cà rồng ngày càng thu hút được sự tò mò tìm hiểu của con người.

Năm 1776, một nhà văn Pháp có tên là Antoine Augustine Calmet cho ra đời một tập truyện tập hợp tất cả các mẩu chuyện, sự kiện có thật về hiện tượng ma cà rồng mà ông sưu tầm được và được nghe kể lại. Liên tiếp sau đó, một loạt các hiện tượng kỳ lạ có liên quan đến ma cà rồng xuất hiện khiến các nhà khoa học buộc phải vào cuộc.

Các cuộc săn lùng, tìm kiếm ma cà rồng cũng bắt đầu diễn ra. Mở đầu là cuộc kiếm tìm mạo hiểm vào năm 1768, sau khi một bác sĩ người Áo tên là Gerhard Van cho xuất bản một tác phẩm nói rằng ma cà rồng không hề tồn tại, và những tình huống hay những hiện tượng miêu tả về ma cà rồng thực chất chỉ là những hiện tượng bình thường mà khoa học có thể giải thích. Càng về nửa cuối thế kỷ 20, các nghiên cứu về ma cà rồng ngày càng xuất hiện nhiều. Năm 1963, một bác sĩ người Anh tên là Lee Illis đã cho ra đời cuốn sách nói về những căn bệnh liên quan đến hiện tượng mà nhiều người gọi là ma cà rồng. Trong đó, ông đưa ra một loạt các phân tích dựa trên những tài liệu mà ông đã thu thập và ghi chép lại về các hiện tượng ma cà rồng do những người trực tiếp chứng kiến kể lại. Theo bác sĩ Lee, những hiện tượng này tuy còn nhiều bí ẩn nhưng có thể liên quan đến một số căn bệnh di truyền có tên gọi là porphyria và một số bệnh rối loạn hormon khác. Trung bình cứ 200.000 người, thì lại có một người bị mắc porphyria. Trong trường hợp một người bị mắc bệnh, thì con trai ông ta có nguy cơ bị di truyền căn bệnh này với tỷ lệ là 25%. Giống như hầu hết những căn bệnh liên quan tới gen khác, những đứa trẻ được sinh ra bởi những cặp vợ chồng có huyết thống gần nhau sẽ có nguy cơ mắc phải dạng bệnh này khá cao, nhất là các gia đình mang dòng máu hoàng tộc.

Người mắc chứng bệnh này thường có cảm giác sợ ánh sáng và luôn lẩn trốn trong bóng tối bởi khi tiếp xúc với ánh sáng, họ có thể sẽ phải chịu những đau đớn về thể xác do hemoglobin trong máu sẽ bị phân hủy dưới tác động của tia tử ngoại. Ngày nay, porphyria có thể được chữa trị dễ dàng hơn nhờ phương pháp biến đổi gen. Song nhiều năm về trước, nó là một trong những căn bệnh đáng sợ của con người. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh phải đối mặt với những rối loạn về hormon dẫn đến tình trạng móng tay, chân mọc dài ra và quăn lại, lông mọc ra trên toàn cơ thể, lớp da quanh môi và lợi trở nên mỏng và co hơn khiến cho răng lộ ra như những chiếc nanh sói. Cũng chính vì da và lợi bị tổn thương như vậy, nên bệnh nhân cũng rất dễ bị chảy máu ở miệng. Hình ảnh những con ma cà rồng chuyên đi hút máu trong tâm trí nhiều người cũng chính từ căn bệnh này mà ra. Tuy nhiên, những giải thích của các bác sĩ vẫn chưa thể lý giải một cách đầy đủ hết những câu chuyện về ma cà rồng và những hiện tượng kì lạ đã xảy ra trên thực tế. Và sự thật như thế nào thì vẫn còn là một câu hỏi khó mà khoa học chưa có lời giải đáp đầy đủ.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.