Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/07/2005 21:34 (GMT+7)

Lương GS, PGS: Bao nhiêu cho đủ?

GS Đỗ Trần Cát, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước: Tăng lương? Chưa đủ!

Việc sử dụng đội ngũ GS, PGS không hiệu quả do chúng ta không giao cho họ những nhiệm vụ cụ thể, không trả lương theo đúng nhiệm vụ đã làm so với lao động bỏ ra. Bên cạnh đó, lại không có chế tài xử lý những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. 

Chuyện chế độ, chính sách đối với GS, PGS cứ lùng nhùng như thế từ lâu và chẳng cho kết quả gì cả. Giải quyết vấn đề đặt ra là phải giao nhiệm vụ rõ ràng cụ thể và trả đồng lương xứng đáng.

Phải công nhận cũng có nhiều GS, PGS họ không làm việc nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, đây không phải bản chất của họ mà một phần do không đủ điều kiện để làm việc; phần nữa là do cơ chế. Nếu cơ chế không bắt làm việc thì tội gì phải làm nhiều...

Đặt ra vấn đề chính sách, chế độ đối với GS, PGS không phải chỉ là vấn đề tăng lương. Tăng lương thì nước lên, tiền lên cũng không giải quyết vấn đề gì cả. Cùng với việc tăng lương thì phải có cơ chế quản lý GS, PGS cũng như mọi loại cán bộ khác để cho họ làm việc nghiêm túc. 

Mức lương khảo sát mới đây thì trung bình GS hiện nay lương khoảng 3 triệu, thu  nhập ngoài 2 triệu nữa (theo tôi thì thu nhập ngoài có thể nhiều hơn). Nếu như bằng cách nào đó để có thể nhập hai khoản thành lương cứng, khoảng 4 - 5 triệu/ tháng thì Nhà nước không chi thêm đồng nào mà quản lý được khoản tiền ngoài lương.  

Bên cạnh việc cần có cơ chế quản lý là phải trả lương đúng với lao động thì cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh việc thưởng - phạt. Mức phạt quy định cao nhất có thể loại khỏi chức vụ, miễn nhiệm chức danh. Tất nhiên, những chế độ chính sách phải do Chính phủ ban hành, cụ thể thực hiện phải là các cơ sở giáo dục: từng trường, từng viện nghiên cứu... Muốn quản lý được vấn đề này trước hết Nhà nước phải quản lý được đồng tiền.

GS. Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam:"Mức lương cho GS nên là 500 USD/ tháng và PGS là 350 USD/ tháng"

Chế độ đối với GS, PGS cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Nghĩa là, mức lương không thoả đáng, không được đặt trên một cơ sở khoa học nào. 

Không nên sử dụng GS, PGS theo như một chế độ hành chính. Mà cần có một chế độ đặc biệt về chuyên ngành.

Vậy,  với thực tế của Việt Nam thì nên xây dựng chế độ chính sách như thế nào? Điều này phải được căn cứ trên mấy vấn đề sau: sinh hoạt thực tế của các GS, PGS của ta so với nhiều nước còn rất thấp; điều kiện làm việc cũng không được thuận lợi.

Ví dụ: nhiều người cần trang thiết bị, phòng thí nghiệm để làm việc với các cộng tác viên hoặc chỗ ngồi làm việc trong một trường ĐH hay Viện nghiên cứu...thì vẫn còn thiếu. Thêm nữa, việc cập nhật trình độ khoa học hiện đại của thế giới thì gần đây chúng ta  rất ít tổ chức cho GS, PGS ra nước ngoài tham quan, nghiên cứu trong thời gian ngắn...Nguyên nhân, do kinh phí hạn hẹp.

Hiện nay, phải nói rằng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này còn quá kém. Ví dụ như: Chế độ cho GS người Trung Quốc là 1.000 USD/ tháng. Ở Việt Nam nên tính toán đảm bảo mức lương GS là 500 USD/ tháng và PGS là 350 USD/ tháng. 

Nếu xem xét kỹ thì mức này cũng không phải là bất hợp lý, mà đánh giá được khả năng lao động của họ. Không nên đưa GS, PGS hưởng lương ngạch hành chính. Và những đồng chí ở ngạch hành chính cũng không nên co những so sánh với hệ thống GS, PGS về chuyên ngành khoa học. Cần có một ngạch lương riêng cho GS, PGS.

Nguồn: vnn.vn  13/7/2005

Soạn: AM 480763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Vũ Tuyên Hoàng

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).